Thi lý thuyết B2 đề 1

Bắt đầu từ 1/2020, quy chế thi bằng lái xe ô tô và bộ câu hỏi dùng trong đào tạo, thi sát hạch lái xe đã chính thức thay đổi rất nhiều. Với các học viên thi sát hạch bằng lái xe B2, thời gian học lái sẽ kéo dài tới 3 tháng 15 ngày và phải đáp ứng đủ số buổi học, giờ lái xe, số km lái thực thì mới được dự thi.

Bộ đề thi thử lý thuyết lái xe hạng B2 có 15 đề với tất cả 450 câu, mỗi đề thi lý thuyết B2 có 30 câu và thời gian thi tối đa là 20 phút.

Đề thi thử lái xe B2

  • Câu hỏi 1: Khái niệm “làn đường” được hiểu như thế nào là đúng ?
    • 1. Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
    • 2. Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 2: Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
    • 1. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
    • 2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
    • 3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
  • Câu hỏi 3: Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm trong các trường hợp nào dưới dây?
    • 1. Khi vượt xe khác.
    • 2. Khi cho xe chạy sau vượt.
    • 3. Cả hai ý nêu trên.
  • Câu hỏi 4: Trong trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích có thể lưu hành trên đường nhưng phải xin phép cơ quan nào?
    • 1. Cơ quan cảnh sát giao thông có thẩm quyền.
    • 2. Cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền.
    • 3. Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Câu hỏi 5: Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe được quy định là bao nhiêu?
    • 1. Không quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 5 giờ.
    • 2. Không quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
    • 3. Không quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 3 giờ.
  • Câu hỏi 6: Xe vệ sinh môi trường, ôtô chở phế thải, vật liệu rời khi hoạt động vận tải trong đô thị phải thực hiện những quy định gì ghi ở dưới đây?
    • 1. Phải được che phủ kín để không để rơi, vãi trên đường phố; trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.
    • 2. Chỉ được hoạt động vận tải trong thời gian phù hợp trong ngày. 
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 7: Khi sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông đường bộ không còn hô hấp, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì?
    • 1. Đặt nạn nhân nằm ngửa, khai thông đường thở của nạn nhân.
    • 2. Thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo; thực hiện các biện pháp xoa bóp tim.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 8: Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?
    • 1. Tăng lên số cao, tăng ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.
    • 2. Đạp ly hợp hết hành trình, tăng ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.
    • 3. Về số một (1), giữ đều ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước. 
  • Câu hỏi 9: Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?
    • 1. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.
    • 2. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.
    • 3. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe đảm bảo an toàn.
  • Câu hỏi 10: Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì?
    • 1. Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết.
    • 2. Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
  • Câu hỏi 11: Khi điều khiển ô tô gặp mưa to hoặc sương mù, người lái xe phải làm gì?
    • 1. Bật đèn chiếu gần và đèn vàng, điều khiển gạt nước, điều khiển ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được.
    • 2. Tìm chỗ an toàn dừng xe, bật đèn dừng khẩn cấp báo hiệu cho các xe khác biết.
    • 3. Bật đèn chiếu xa và đèn vàng, điều khiển gạt nước, tăng tốc độ điều khiển ô tô qua khỏi khu vực mưa hoặc sương mù
    • 4. Ý số 1 và số 2.
  • Câu hỏi 12: Những hành vi nào ghi ở dưới dây bị nghiêm cấm?
    • 1. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
    • 2. Lạng lách, đánh võng.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 13: Người điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không?
    • 1. Bị nghiêm cấm.
    • 2. Không bị nghiêm cấm.
  • Câu hỏi 14: Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
    • 1. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới. 
    • 2. Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 15: "Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?
    • 1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
    • 2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 16: Trong hoạt động vận tải đường bộ, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
    • 1. Vận chuyển hàng cấm lưu thông.
    • 2. Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 17: Trong hoạt động vận tải khách, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị cấm?
    • 1. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.
    • 2. Chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
    • 3. Cả 2 ý kiến trên.
  • Câu hỏi 18: Biển nào báo hiệu tuyến đường cầu vượt cắt qua?
    Câu hỏi 18: Biển nào báo hiệu tuyến đường cầu vượt cắt qua?
    • 1. Biển 1 và 2
    • 2. Biển 1 và 3.
    • 3. Biển 2 và 3.
  • Câu hỏi 19: Biển nào báo hiệu đường hầm?
    Câu hỏi 19: Biển nào báo hiệu đường hầm?
    • 1. Biển 2 và 3
    • 2. Biển 2.
    • 3. Cả 3 biển.
  • Câu hỏi 20: Biển nào chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại?
    Câu hỏi 20: Biển nào chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại?
    • 1. Biển 1.
    • 2. Biển 2.
    • 3. Biển 3.
    • 4. Biển 1 và 2.
  • Câu hỏi 21: Biển số 1 có ý nghĩa gì?
    Câu hỏi 21: Biển số 1 có ý nghĩa gì?
    • 1. Biển chỉ dẫn hết hiệu lực khu vực cấm đỗ xe theo giờ trên các tuyến đường đối ngoại.
    • 2. Biển chỉ dẫn hết hiệu lực khu vực đỗ xe theo giờ trên các tuyến đường đối ngoại.
    • 3. Biển chỉ dẫn đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại.
  • Câu hỏi 22: Biển số 3 có ý nghĩa gì?
    Câu hỏi 22: Biển số 3 có ý nghĩa gì?
    • 1. Biển chỉ dẫn khu vực cấm đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại.
    • 2. Biển chỉ dẫn khu vực đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại.
    • 3. Biển chỉ dẫn khu vực hạn chế tốc độ tối đa trên các tuyến đường đối ngoại.
    • 4. Biến chỉ dẫn hết hiệu lực khu vực cấm đỗ xe theo giờ trên các tuyến đường đối ngoại.
  • Câu hỏi 23: Biển nào báo hiệu đường có làn đường dành cho ô tô khách?
    Câu hỏi 23: Biển nào báo hiệu đường có làn đường dành cho ô tô khách?
    • 1. Biển 1.
    • 2. Biển 2.
    • 3. Biển 3.
  • Câu hỏi 24: Biển nào báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách?
    Câu hỏi 24: Biển nào báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách?
    • 1. Biển 1.
    • 2. Biển 2.
    • 3. Biển 3.
  • Câu hỏi 25: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
    Câu hỏi 25: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
    • 1. Xe đi ngược chiều.
    • 2. Xe của bạn. 
  • Câu hỏi 26: Bạn xử lý như thế nào khi vượt qua đoàn người đi xe đạp có tổ chức?
    Câu hỏi 26: Bạn xử lý như thế nào khi vượt qua đoàn người đi xe đạp có tổ chức?
    • 1. Tăng tốc độ, chuyển sang làn đường bên trái để vượt.
    • 2. Không được vượt những người đi xe đạp.
  • Câu hỏi 27: Phía trước có một xe đang lùi vào chỗ đỗ, xe con phía trước chuyển làn sang đường bên trái, bạn xử lý thế nào?
    Câu hỏi 27: Phía trước có một xe đang lùi vào chỗ đỗ, xe con phía trước chuyển làn sang đường bên trái, bạn xử lý thế nào?
    • 1. Nếu phía sau không có xe xin vượt, chuyển sang làn đường bên trái.
    • 2. Nếu phía sau có xe xin vượt, thì giảm tốc độ, ở lại làn đường, dừng lại khi cần thiết.
    • 3. Tăng tốc độ trên làn đường của mình và vượt xe con.
    • 4. Ý số 1 và số 2.
  • Câu hỏi 28: Bạn xử lý thế nào khi xe phía trước đang lùi khỏi nơi đỗ?
    Câu hỏi 28: Bạn xử lý thế nào khi xe phía trước đang lùi khỏi nơi đỗ?
    • 1. Chuyển sang nửa đường bên trái để đi tiếp.
    • 2. Bấm còi, nháy đèn báo hiệu và đi tiếp.
    • 3. Giảm tốc độ, dừng lại nhường đường.
  • Câu hỏi 29: Phía trước có một xe màu xanh đang vượt xe màu vàng trên làn đường của bạn, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
    Câu hỏi 29: Phía trước có một xe màu xanh đang vượt xe màu vàng trên làn đường của bạn, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
    • 1. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát lề đường bên phải.
    • 2. Bấm còi, nháy đèn báo hiệu, giữ nguyên tốc độ và đi tiếp.
    • 3. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát lề đường bên trái.
  • Câu hỏi 30: Xe tải phía trước có tín hiệu xin chuyển làn đường, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
    Câu hỏi 30: Xe tải phía trước có tín hiệu xin chuyển làn đường, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
    • 1. Bật tín hiệu xin chuyển làn đường sang trái để vượt xe tải.
    • 2. Phanh xe giảm tốc độ để chờ xe tải phía trước chuyển làn đường.
    • 3. Bấm còi báo hiệu và vượt qua xe tải trên làn đường của mình
Thứ Năm, 09/06/2022 09:09
4,621 👨 12.003
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giấy phép lái xe