Tổng hợp một số cách sửa lỗi Windows 10 bị treo, lỗi BSOD và lỗi khởi động lại

Có rất nhiều nguyên gây ra lỗi máy tính, laptop Windows 10 của bạn bị treo, bị đơ

Có rất nhiều nguyên gây ra lỗi máy tính, laptop Windows 10 của bạn bị treo, bị đơ hoặc thậm chí là tự khởi động lại chẳng hạn như lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, hệ thống bị lỗi hoặc do các chương trình, phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn... Trong quá trình sử dụng, nếu chẳng may máy tính Windows 10 của bạn bị treo, bị đơ... sẽ khiến bạn cảm thấy thật khó chịu và hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút do bị gián đoạn.

Trong bài viết dưới đây Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn một số giải pháp để khắc phục lỗi máy tính, laptop Windows 10 bị treo, bị đơ, lỗi tự động khởi động lại…

lỗi máy tính, laptop Windows 10 bị treo, bị đơ

Phần 1: Khắc phục lỗi Windows 10 bị treo và lỗi BSOD

1. Bỏ chọn Automatically Restart ở Startup and Recovery

Bước 1: Trên cửa sổ Control Panel, click chọn System để mở cửa sổ System.

Click chọn System trên cửa sổ Control Panel
Click chọn System trên cửa sổ Control Panel

Bước 2: Trên cửa sổ System, click chọn Advanced System Settings.

Chọn Advanced System Settings trên cửa sổ System
Chọn Advanced System Settings trên cửa sổ System

Bước 3: Ở cửa sổ hiện ra, bạn điều hướng sang tab Advanced, tại mục Startup and Recovery bạn click chọn Settings.

Tại thẻ Advanced, bạn click chọn Settings trong mục Startup and Recovery
Tại thẻ Advanced, bạn click chọn Settings trong mục Startup and Recovery

Bước 4: Bỏ tích mục Automatically restart.

Bỏ tích mục Automatically restart
Bỏ tích mục Automatically restart

Bước 5: Click chọn OK 2 lần để thoát và đóng các cửa sổ.

Bước 6: Khởi động lại máy tính của bạn.

Với cách này, khi máy tính của bạn gặp sự cố bị dừng hoạt động, nó sẽ không tự động restart nữa mà sẽ hiển thị thông báo lỗi, giúp bạn khắc phục sự cố lỗi BSOD và lỗi khởi động lại.

2. Chỉnh sửa Link State Power Management

Bước 1: Kích chuột phải vào Start chọn Power Options.

Chọn Power Options sau khi kích chuột phải vào Start
Chọn Power Options sau khi kích chuột phải vào Start

Bước 2: Ở cửa sổ mở ra, quan sát giao diện bên phải, bạn kéo xuống mục Related Setting chọn Additional Power Settings như hình dưới đây.

Chọn Additional Power Settings để mở Power Options Windows 10
Chọn Additional Power Settings để mở Power Options Windows 10

Bước 3: Tiếp đến, giao diện Power Options được mở ra, click chuột vào thiết lập Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng.

Chọn Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng
Chọn Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng

Bước 4: Tại giao diện Edit plan settings, nhìn xuống gần cuối và chọn Change advanced power settings.

Chọn mục Change advanced power settings
Chọn mục Change advanced power settings

Bước 5: Mở rộng phần PCI Express và tiếp tục mở rộng Link State Power Management bằng cách nhấn vào các dấu cộng ở đầu mỗi mục và bạn sẽ thấy hai chế độ On batteryPlugged in xuất hiện.

Chuyển cả 2 từ Maximum power savings thành OFF.

Chuyển hai chế độ On battery và Plugged về OFF
Chuyển hai chế độ On battery và Plugged về OFF

Bước 6: Nhấp vào Apply sau đó OK, Save changesEdit plan settings và khởi động lại PC của bạn để lưu các thay đổi.

Lưu thay đổi mới cho chế độ Sleep
Lưu thay đổi mới cho chế độ Sleep

3. Vô hiệu hóa chế độ Sleep, Hibernate và Fast Startup

Bước 1: Từ cửa sổ Control Panel, click chọn Power Options để mở cửa sổ Power Options.

Bước 2: Trong giao diện Power Options được mở ra, click chuột vào thiết lập Choose what the power buttons do ở danh sách bên trái giao diện.

Chọn Choose what the power buttons do
Chọn Choose what the power buttons do

Bước 3: Tại giao diện tiếp theo, click vào đường dẫn Change settings that are currently unavailable.

Click vào đường dẫn Change settings that are currently unavailable
Click vào đường dẫn Change settings that are currently unavailable

Bước 4: Cuộn xuống tìm và bỏ tích tùy chọn Turn on fast startup (recommend) để tắt tính năng Fast Startup, sau đó click vào Save changes để lưu lại thay đổi.

Bỏ chọn Turn on fast startup rồi lưu lại thay đổi
Bỏ chọn Turn on fast startup rồi lưu lại thay đổi

Bước 5: Tiếp đến, quay lại giao diện Power Options, click chuột vào thiết lập Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng.

Chọn Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng
Chọn Change plan settings ở plan bạn đang sử dụng

Bước 6: Tại giao diện Edit plan settings, nhìn xuống gần cuối và chọn Change advanced power settings.

Chọn mục Change advanced power settings
Chọn mục Change advanced power settings

Bước 7: Mở rộng phần Sleep và tiếp tục mở rộng Sleep afterHibernate after bằng cách nhấn vào các dấu cộng ở đầu mỗi mục, bạn sẽ thấy hai chế độ On batteryPlugged in xuất hiện ở mỗi mục.

Chuyển cả 2 từ số phút hiện tại thành Never bằng cách điền số phút là 0.

Chuyển Sleep after và Hibernate after về Never
Chuyển Sleep after và Hibernate after về Never

Bước 8: Nhấp vào Apply sau đó OK, Save changesEdit plan settings và khởi động lại PC của bạn để lưu các thay đổi.

Lưu thay đổi mới cho chế độ Sleep
Lưu thay đổi mới cho chế độ Sleep

Kiểm tra xem lỗi máy tính Windows 10 của bạn còn bị treo hay không.

4. Tăng dung lượng bộ nhớ ảo (paging file)

Bước 1: Trên màn hình desktop, bạn kích chuột phải vào biểu tượng Computer và chọn Properties.

Kích chuột phải vào biểu tượng Computer, chọn Properties
Kích chuột phải vào biểu tượng Computer, chọn Properties

Bước 2: Trên cửa sổ Properties, click chọn Change Settings.

Chọn Change Settings ở cửa sổ giao diện
Chọn Change Settings ở cửa sổ giao diện

Bước 3: Tiếp theo, bạn điều hướng sang tab Advanced, tại mục Performance bạn click chọn Settings.

Tại thẻ Advanced, bạn click chọn Settings trong mục Performance
Tại thẻ Advanced, bạn click chọn Settings trong mục Performance

Bước 4: Trên cửa sổ Performance Options, bạn click chọn thẻ Advanced, sau đó tại mục Virtual memory, click chọn Change.

Click chọn Change trong mục Virtual memory
Click chọn Change trong mục Virtual memory

Bước 5: Bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives.

Bước 6: Đánh tích chọn Custom size.

Bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives và tích chọn Custom size
Bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives và tích chọn Custom size

Bước 7: Thiết lập giá trị Initial sizeMaximum size gấp 2 hoặc 2,5 lần kích thước RAM trên máy tính của bạn, lưu ý đơn vị là MB, sau đó click chọn Set.

Thiết lập giá trị Initial size và Maximum size gấp 2 hoặc 2,5 lần kích thước RAM
Thiết lập giá trị Initial size và Maximum size gấp 2 hoặc 2,5 lần kích thước RAM

Ví dụ, nếu kích thước RAM của bạn là 4 GB (4096MB) thì thiết lập giá trị cho Initial size và Maximum size là 10240 (4096MB x 2,5 = 10240 MB).

Bước 8: Click chọn OK 3 lần để thoát và đóng các cửa sổ.

Bước 9: Khởi động lại máy tính của bạn.

5. Rollback driver vừa cập nhật về phiên bản cũ hơn

Nếu bạn vừa update driver thiết bị của mình và nhận thấy máy tính thỉnh thoảng khởi động lại mà không có cảnh báo, hãy xem xét, sửa lỗi driver này hoặc rollback trở lại phiên bản trước đó. Cách làm như sau:

Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows+R.

Bước 2: Tại đây bạn nhập lệnh sau rồi click chọn OK.

devmgmt.msc
Gõ lệnh devmgmt.msc trong cửa sổ lệnh Run rồi nhấn OK
Gõ lệnh devmgmt.msc trong cửa sổ lệnh Run rồi nhấn OK

Bước 3: Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Device Manager. Tại đây hiển thị tất cả các driver được cài đặt trên thiết bị của bạn.

Tìm driver bạn vừa cập nhật, kích chuột phải vào và chọn tùy chọn Properties.

Kích chuột phải vào adapter mà bạn sử dụng, chọn tùy chọn Properties
Kích chuột phải vào adapter mà bạn sử dụng, chọn tùy chọn Properties

Bước 4: Chuyển sang tab Driver và click chọn Roll Back Driver.

Bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power trong tab Power Management
Bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power trong tab Power Management

Bây giờ máy tính sẽ khôi phục lại driver được cài đặt lúc trước.

Bước 5: Click chọn OK và đóng Device Manager.

6. Vô hiệu hóa chế độ MSI mode trên StorAHCI Controller

Trên một số máy tính Windows 10, Advanced Host Controller Interface PCI-Express(AHCI PCIe) hoạt động không đúng cách và gây ra một số lỗi CPU, khi đó chế độ Message Signaled Interrupt (MSI) sẽ được kích hoạt khi chạy inbox StorAHCI.sys driver.

Trong trường hợp này bạn phải vô hiệu hóa chế độ MSI mode trên.

1. Kiểm tra xem nếu bạn đang chạy inbox AHCI driver (StorAHCI.sys)

Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng Start hoặc nhấn tổ hợp phím Windows+X và chọn Device Manager.

Tìm và chọn Device Manager từ menu chuột phải của Start
Tìm và chọn Device Manager từ menu chuột phải của Start

Bước 2: Tiếp theo mở rộng IDE SATA/ATAPI controllers.

Bước 3: Tìm và kích chuột phải vào Standard SATA AHCI Controller chọn Properties.

Kích chuột phải vào Standard SATA AHCI Controller chọn Properties
Kích chuột phải vào Standard SATA AHCI Controller chọn Properties

Bước 4: Tại thẻ Driver, click chọn Driver Details.

Tại thẻ Driver, click chọn Driver Details
Tại thẻ Driver, click chọn Driver Details

Bước 5: Nếu nhìn thấy storahci.sys đồng nghĩa với việc bạn đang chạy inbox StorAHCI.sys driver.

Lưu ý: Nếu không chạy inbox StorAHCI.sys driver bạn có thể bỏ qua giải pháp này.

Nếu nhìn thấy storahci.sys đồng nghĩa với việc bạn đang chạy inbox StorAHCI.sys driver
Nếu nhìn thấy storahci.sys đồng nghĩa với việc bạn đang chạy inbox StorAHCI.sys driver

Bước 6: Click chọn OK để mở cửa sổ tiếp theo, sau đó điều hướng đến thẻ Details, và chọn Device Instance từ Menu Property.

Chọn Device Instance path
Chọn Device Instance path

Bước 7: Tại cửa sổ này bạn sẽ nhìn thấy 2 giá trị AHCI Cotroller như hình dưới đây:

2 giá trị AHCI Cotroller cần lưu lại
2 giá trị AHCI Cotroller cần lưu lại

Bỏ qua cửa sổ này và thực hiện bước tiếp theo.

2. Vô hiệu hóa chế độ MSI mode trong inbox StorAHCI controller trên Registry

Bước 1: Kích chuột phải vào nút Start ở góc dưới cùng bên phải màn hình, chọn Run để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2: Trên cửa sổ lệnh Run, nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:

regedit
Nhập lệnh regedit vào cửa sổ lệnh Run
Nhập lệnh regedit vào cửa sổ lệnh Run

Bước 3: Tiếp theo trên cửa sổ Registry Editor bạn điều hướng theo key:

  • HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Enum\PCI\<AHCI Controller's Value 1>\<AHCI Controller's Value 2>Device Parameters\Interrupt Management\MessageSignaledInterruptProperties

Chẳng hạn như trong ví dụ dưới đây, đường dẫn là:

  • HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Enum\PCI\VEN_8086&DEV_2929&SUBSYS_FFE01179&REV_03\3&11583659&0&FA\Device Parameters\Interrupt Management\MessageSignaledInterruptProperties

Bước 4: Nhìn sang khung bên phải, tìm và kích đúp chuột vào key MSISupported và thiết lập giá trị trong khung Value data từ 1 thành 0.

Thiết lập giá trị trong khung Value data từ 1 thành 0
Thiết lập giá trị trong khung Value data từ 1 thành 0

Bước 5: Click chọn OK và đóng cửa sổ Registry Editor lại.

Bước 6: Cuối cùng khởi động lại máy tính của bạn là xong.

Lưu ý: Nếu có nhiều hơn một AHCI controllers, bạn thực hiện các bước tương tự để vô hiệu hóa chế độ MSI mode đi.

7. Chạy System Maintenance

Chạy System Maintenance Troubleshooter để tự động fix các lỗi trên hệ thống.

Bước 1: Trên cửa sổ Control Panel, click chọn Troubleshooting để mở cửa sổ Troubleshooting.

Click chọn Troubleshooting trên cửa sổ Control Panel
Click chọn Troubleshooting trên cửa sổ Control Panel

Bước 2: Trên cửa sổ Troubleshooting, click chọn View all.

Chọn View all trên cửa sổ Troubleshooting
Chọn View all trên cửa sổ Troubleshooting

Bước 3: Tiếp theo tìm và kích đúp chuột vào mục System Maintenance.

Tìm và click vào System Maintenance
Tìm và click vào System Maintenance

Bước 4: Trên cửa sổ System Maintenance, click chọn Next để chạy System Maintenance troubleshooter.

Chọn Next trên cửa sổ System Maintenance
Chọn Next trên cửa sổ System Maintenance

Bước 5: Để System Maintenance tự động chạy, bạn chờ hoàn thành rồi Close nó lại là được.

Phần 2: Một số giải pháp khác

1. Khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode

Để khắc phục lỗi máy tính Windows 10 bị treo, đầu tiên bạn phải khởi động hệ thống ở chế độ Safe Mode.

Để làm được điều này, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên khởi động lại hệ thống của bạn. Trên màn hình đăng nhập, giữ phím Shift rồi chọn Power > Restart.

Bước 2: Khi hệ thống khởi động lại, bạn chọn màn hình Choose an option rồi chọn Troubleshoot > Advanced options > Startup Settings > Restart.

Bước 3: Sau khi hoàn tất bạn sẽ nhìn thấy một danh sách có các lựa chọn, nhấn phím F4 để lựa chọn khởi động hệ thống ở chế độ Safe Mode.

Quantrimang.com đã có một bài hướng dẫn cụ thể thao tác này, bạn có thể tham khảo thêm một số cách khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode tại đây.

2. Thay đổi vị trí cài đặt các ứng dụng

Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings. Trên cửa sổ Settings, bạn tìm và click chọn System > Storage. Tại mục Save locations, bạn tìm và click chuột vào Menu New apps will save to để chuyển đổi sang cùng ổ đĩa cài đặt hệ điều hành.

Tiếp theo click chọn Apply và khởi động lại máy tính Windows 10 của bạn.

Thay đổi vị trí cài đặt các ứng dụng

3. Vô hiệu hóa AppXSvc

AppX Deployment Service (AppXSvc) là service hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng trên Store. Việc vô hiệu hóa service này có thể hỗ trợ việc khắc phục lỗi máy tính Windows 10 bị treo.

Để vô hiệu hóa AppXSvc, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows+R để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2: Nhập lệnh sau vào và nhấn Enter:

regedit
Nhập lệnh regedit vào cửa sổ lệnh Run
Nhập lệnh regedit vào cửa sổ lệnh Run

Bước 3: Điều hướng theo đường dẫn sau:

  • HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\ControlSet001\Services\AppXSvc
Điều hướng theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\ControlSet001\Services\AppXSvc
Điều hướng theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\ControlSet001\Services\AppXSvc

Bước 4: Trong AppXSvc, bạn tìm tới DWORD có tên là Start ở khung bên phải và kích đúp chuột vào.

Bước 5: Ở cửa sổ hiện ra, bạn thay đổi giá trị trong khung Value Data 4 rồi click chọn OK và khởi động lại hệ thống của bạn.

Thay đổi giá trị trong khung Value Data là 4
Thay đổi giá trị trong khung Value Data là 4

Trường hợp nếu muốn kích hoạt lại AppXSvc, bạn thực hiện các bước tương tự và thay đổi giá trị trong khung Value Data 3.

4. Gỡ bỏ cài đặt các chương trình diệt virus

Theo Microsoft, việc cài đặt các chương trình diệt virus đã quá cũ có thể là nguyên nhân gây ra lỗi Windows bị treo. Do đó để khắc phục lỗi bạn nên tiến hành gỡ bỏ cài đặt chương trình diệt virus đi.

Để gỡ bỏ cài đặt các chương trình diệt virus, bạn làm như sau:

Bước 1: Nhập uninstall a program vào khung Search trên Start Menu rồi nhấn Enter để mở cửa sổ Uninstall a program.

Bước 2: Trên cửa sổ Uninstall a program, bạn tìm và click chọn chương trình diệt virus mà bạn muốn gỡ bỏ cài đặt, chọn Uninstall/Change.

Bước 3: Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình và khởi động lại hệ thống của bạn.

Gỡ bỏ cài đặt các chương trình diệt virus

Lúc này bạn có thể tìm, tải và cài đặt lại phiên bản chương trình diệt virus mới nhất về máy tính của mình.

5. Tạo một tài khoản user mới

Một số người dùng phản ánh lại rằng việc tạo một tài khoản Local mới có thể khắc phục được lỗi.

Để tạo một tài khoản Local mới trên Windows 10, bạn tham khảo bài viết này của Quantrimang.com nhé: Cách tạo User mới trên Windows 10. Tuy nhiên, lưu ý là không cần cấp quyền admin cho tài khoản tạo mới này.

Tạo một tài khoản Local mới trên thiết bị
Tạo một tài khoản Local mới trên thiết bị

Cuối cùng đăng xuất tài khoản của bạn và đăng nhập bằng tài khoản Local mới mà bạn vừa tạo.

6. Quay trở lại hệ điều hành phiên bản trước

Kể từ ngày update phiên bản mới nếu ít hơn 10 ngày, bạn có thể quay trở lại phiên bản cũ. Để làm được điều này bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Trước hết, chúng ta sẽ mở giao diện cửa sổ Windows Settings bằng cách nhấn chọn Start menu rồi nhấn tiếp vào biểu tượng răng cưa.

Hoặc bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Windows+I.

Nhấn chọn biểu tượng Settings trong Start Menu
Nhấn chọn biểu tượng Settings trong Start Menu

Bước 2: Trong giao diện Windows Settings, tiếp tục nhấn vào Update & security để thiết lập các thay đổi.

Bước 3: Dưới mục Update & security, click chuột vào Recovery từ giao diện bên trái.

Tiếp tục theo dõi phần Go back to the previous version of windows 10, bạn click chọn Get Started và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình.

Quay trở lại hệ điều hành phiên bản trước
Quay trở lại hệ điều hành phiên bản trước

7. Một số giải pháp khác khắc phục lỗi máy tính Windows 10 bị treo

1. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt phiên bản driver mới nhất cho phần cứng trên máy tính của bạn, đặc biệt là driver cho:

  • Chipset.
  • Intel® Rapid Storage Technology.

2. Gỡ bỏ cài đặt và cài đặt lại phiên bản các chương trình diệt virus mới nhất. Ngoài ra cần đảm bảo rằng trên hệ thống của bạn chỉ có một chương trình diệt virus duy nhất.

3. Nếu máy tính của bạn cài đặt các chương trình Acronis True Image hoặc Get Office, khi đó tiến hành gỡ bỏ cài đặt các chương trình đó đi.

4. Vô hiệu hóa các services như Cortana và Onedrive.

  • Tham khảo các bước vô hiệu hóa Cortana tại đây.
  • Tham khảo các bước vô hiệu hóa Onedrive tại đây.

5. Gỡ bỏ cài đặt các chương trình diệt virus, sau đó thực hiện nâng cấp Windows 10.

6. Sao lưu tất cả các file trên hệ thống của bạn, sau đó thực hiện cài mới (clean install) Windows 10.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 18/10/2019 07:59
3,721 👨 207.091
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính