Rắn cổ đỏ: Loài rắn được nuôi làm cảnh có thể khiến nạn nhân bị chảy máu không ngừng đến chết

Rắn cổ đỏ hay còn gọi là rắn hoa cỏ cổ đỏ, rắn hoa cỏ bảy màu, rắn sải cổ đỏ hoặc hổ lửa là một trong những loài rắn có màu sắc sặc sỡ. Loài rắn này được cho là “hiền” và không có độc nên được nhiều người đã bắt loài rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, hành động này ẩn chứa nhiều nguy hiểm mà nhiều người không biết.

Rắn cổ đỏ

Rắn cổ đỏ là rắn gì?

Rắn cổ đỏ sở hữu thân hình có vệt màu xám đen, đầu màu xanh đậm hay ô liu, cổ có màu đỏ đậm, đỏ nhạt, đỏ nâu hoặc đôi khi có màu vàng. Loài rắn này có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 130cm. Rắn cổ đỏ thuộc họ rắn nước nhưng có thể có thể sống ở vùng cao nguyên, đồi dốc.

Vì có màu sắc sặc sẽ đẹp nên loài rắn cổ đỏ không chỉ được bắt về nuôi làm cảnh mà thậm chí các em học sinh còn bắt chơi nên nó có tên gọi khác là “rắn học trò”.

Rắn cổ đỏ có độc không?

Rắn cổ đỏ có độc không?

Loài rắn cổ đỏ này không tự sản xuất ra nọc độc nhưng chúng có khả năng tích lũy nọc độc từ các loại động vật mà chúng ăn thịt như cóc độc, rết. Lượng nọc độc này được chúng sử dụng để phòng vệ và đủ mạnh để giết người. Trên thế giới, rắn cổ đỏ được xếp vào họ hàng rắn độc.

Thông thường rắn cổ đỏ khá hiền, chúng chịu để con người chạm vào người hay thậm chí là cầm trên tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp loài rắn này trở nên hung dữ và sẵn sàng tấn công nếu bị chạm vào.

Móc độc của rắn hổ lửa nằm ở răng trong cùng, nên tùy theo thế cắn, mà lượng độc chất bơm vào người sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu chúng ngoạm sâu thì nạn nhân mới bị nhiễm độc. Nếu lượng độc của rắn cổ đỏ vào cơ thể nạn nhân nhiều sẽ gây bệnh cảnh rất nặng, rối loạn đông máu. Nạn nhân vẫn tỉnh táo, sẽ bị xuất huyết, chảy máu đa cơ quan và tử vong.

Hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, chưa có huyết thanh kháng nọc rắn cổ đỏ. Tại châu Á, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là có huyết thanh này.

Theo khuyến cáo, người dân không nên bắt loài rắn này làm cảnh. Nếu không may bị rắn cổ đỏ cắn phải vết thương sạch, đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Lưu ý, không garo vết thương và không đắp lá cây để tránh gây nhiễm trùng vết thương.

Thứ Tư, 07/04/2021 08:48
3,534 👨 118.835
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật