Thi thử bằng lái xe B2 đề 15

Bộ đề thi thử sát hạch lái xe B2 tiếp tục với đề số 15 có 30 câu trắc nghiệm, cấu trúc đề thi quen thuộc gồm câu hỏi về luật giao thông, biển báo và ký hiệu, sa hình với những tình huống khác nhau di chuyển trên đường. Người thi sẽ có 20 phút để hoàn thành bài thi.

Đề thi lái xe B2

  • Câu hỏi 1: Khái niệm “đường phố’” được hiểu như thế nào là đúng?
    • 1. Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố. 
    • 2. Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 2: Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
    • 1. Không bị nghiêm cấm.
    • 2. Bị nghiêm cấm.  
    • 3. Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.
  • Câu hỏi 3: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
    • 1. Bị nghiêm cấm.  
    • 2. Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.
    • 3. Không bị nghiêm cấm.
  • Câu hỏi 4: Những hành vi nào sau đây bị cấm?
    • 1. Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.  
    • 2. Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiêm vụ.  
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 5: Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
    • 1. Không bị nghiêm cấm.
    • 2. Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp cụ thể.
    • 3. Bị nghiêm cấm.  
  • Câu hỏi 6: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở duới đây bị nghiêm cấm?
    • 1. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người gây tai nạn giao thông.
    • 2. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.  
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 7: Những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
    • 1. Sử dụng hè phố để đi bộ.
    • 2. Sử dụng lòng đường, lề đường trái phép.  
    • 3. Sử dụng hè phố trái phép.  
    • 4. Ý số 2 và 3.
  • Câu hỏi 8: Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong luật giao thông đường bộ?
    • 1. Nghiêm cấm sản xuất, được phép sử dụng.
    • 2. Nghiêm cấm mua bán, cho phép sử dụng.
    • 3. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép.  
  • Câu hỏi 9: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ gì theo quy định được ghi ở dưới đây?
    • 1. Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng; hướng dẫn xếp dỡ hàng hóa trên phương tiện.  
    • 2. Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công; người đại diện gây do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái với quy định của pháp luật.  
    • 3.Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 10: Đạo đức cơ bản của mỗi con người, của người lái xe thể hiện ở những điểm nào ghi dưới đây?
    • 1.Tính trung thực và tính nguyên tắc; tính khiêm tốn và lòng dũng cảm. 
    • 2. Tình yêu lao động và tình thương yêu con người.  
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 11: Một số nét đẹp về truyền thống đạo đức của mỗi con người Việt Nam theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là?
    • 1. Cần kiệm: Là lao động cần cù, siêng năng; làm việc có kế hoạch, sáng tạo có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, không hao phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức.  
    • 2. Liêm chính: Là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của nhân dân; ngay thẳng, không tà, đúng đắn, chính trực, việc phải dù nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh.  
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 12:Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp của người lái xe kinh doanh vận tải được hiểu như thế nào?
    • 1. Luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Bác: “Yêu xe như con, quý xăng như máu”; nắm vững quy định của pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, lái xe an toàn; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế xây dựng đơn vị nơi mình công tác; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp; có ý thức bảo vệ môi trường; luôn tu dưỡng bản thân, có lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp.  
    • 2. Đối với hành khách phải kính trọng, thân ái, giúp đỡ; đối với khách hàng phải có trách nhiệm, hợp tác, thực hiện đầy đủ hợp đồng vận tải; đối với người tham gia giao thông phải tôn trọng, bảo vệ. 
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 13: Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?
    • 1. Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.  
    • 2. Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.  
    • 3. Cả 2 ý trên.
  • Câu hỏi 14: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
    Câu hỏi 14: Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
    • 1. Phanh tay đang hãm.  
    • 2. Thiếu dầu phanh.  
    • 3. Nhiệt độ nước làm mát quá mức cho phép.
    • 4. Ý số 1 và 2.
    • 5. Cửa xe đang mở.
  • Câu hỏi 15: Ô tô tham gia đường bộ phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào ghi dưới đây?
    • 1. Kính chắn gió, cửa kính phải là loại kính an toàn, đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển, có đủ hệ thống hãm và hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái của ôtô ở bên trái xe, có còi với âm lượng đúng theo quy định.  
    • 2. Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói, các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.  
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 16: Ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải bắt buộc có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói không?
    • 1. Không bắt buộc.
    • 2. Bắt buộc.
  • Câu hỏi 17: "Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những đối tượng nào?
    • 1. Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ. 
    • 2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.  
    • 3. Cả 2 ý trên. 
  • Câu hỏi 18: Biển nào cấm người đi bộ?
    Câu hỏi 18: Biển nào cấm người đi bộ?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 19: Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
    Câu hỏi 19: Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
    • 1. Biển số 1.
    • 2. Biển số 2.
    • 3. Biển số 1 và số 3
    • 4. Biển số 3.
  • Câu hỏi 20: Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
    Câu hỏi 20: Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 21: Biển nào cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định?
    Câu hỏi 21: Biển nào cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định?
    • 1. Đáp án 1.  
    • 2. Đáp án 2.  
    • 3. Đáp án 3  
    • 4. Đáp án 4.  
  • Câu hỏi 22: Biển nào cấm ô tô tải?
    Câu hỏi 22: Biển nào cấm ô tô tải?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 23: Biển nào cấm máy kéo?
    Câu hỏi 23: Biển nào cấm máy kéo?
    • 1. Đáp án 1.  
    • 2. Đáp án 2.  
    • 3. Đáp án 3.  
    • 4. Đáp án 4.  
  • Câu hỏi 24: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    Câu hỏi 24: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 25: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    Câu hỏi 25: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    • 1. Đáp án 1.  
    • 2. Đáp án 2.  
    • 3. Đáp án 3.  
    • 4. Đáp án 4.  
  • Câu hỏi 26: Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    Câu hỏi 26: Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 27: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    Câu hỏi 27: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
    • 3. Đáp án 3.
    • 4. Đáp án 4.
  • Câu hỏi 28: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
    Câu hỏi 28: Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
  • Câu hỏi 29: Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?
    Câu hỏi 29: Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?
    • 1. Đáp án 1.
    • 2. Đáp án 2.
  • Câu hỏi 30: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    Câu hỏi 30: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
    • 1. Đáp án 1.  
    • 2. Đáp án 2.  
    • 3. Đáp án 3.  
Thứ Tư, 19/02/2020 16:47
31 👨 905
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giấy phép lái xe