Lệnh Cat trong Linux

Lệnh cat (viết tắt của “concatenate”) là một trong những lệnh được sử dụng thường xuyên nhất trong các hệ điều hành như Linux/Unix. Lệnh cat cho phép người dùng tạo một hoặc nhiều file, xem nội dung file, nối file và chuyển hướng đầu ra trong terminal hoặc file.

Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Quantrimang.com tìm hiểu cách sử dụng hữu ích của lệnh cat với các ví dụ trong Linux.

Cú pháp chung

cat [OPTION] [FILE]...

Những cách dùng cụ thể với lệnh Cat (kèm ví dụ)

1. Hiển thị nội dung của file

Trong ví dụ dưới đây, lệnh sẽ hiển thị nội dung của file /etc/passwd.

# cat /etc/passwd

root:x:0:0:root:/root:/bin/bash
bin:x:1:1:bin:/bin:/sbin/nologin
narad:x:500:500::/home/narad:/bin/bash

2. Xem nội dung của nhiều file trong Terminal

Trong ví dụ dưới đây, lệnh sẽ hiển thị nội dung của file testtest1 trong Terminal.

# cat test test1

Hello everybody
Hi world,

3. Tạo file bằng lệnh Cat

Bài viết sẽ tạo một file có tên là test2 với lệnh dưới đây:

# cat >test2

Chờ đầu vào từ người dùng, nhập văn bản mong muốn và nhấn CTRL + D (giữ phím Ctrl và nhập d) để thoát. Văn bản sẽ được viết trong file test2. Bạn có thể xem nội dung của file bằng lệnh cat sau.

# cat test2

hello everyone, how do you do?

4. Sử dụng lệnh Cat với các tùy chọn more và less

Nếu file có số lượng lớn nội dung không vừa với terminal đầu ra và màn hình cuộn lên rất nhanh, bạn có thể sử dụng các tham số moreless với lệnh cat như sau:

# cat song.txt | more
# cat song.txt | less

5. Hiển thị số dòng trong file

Với tùy chọn -n, bạn có thể thấy số dòng của file song.txt trong terminal đầu ra:

# cat -n song.txt

1  "Heal The World"
2  There's A Place In
3  Your Heart
4  And I Know That It Is Love
5  And This Place Could
6  Be Much
7  Brighter Than Tomorrow
8  And If You Really Try
9  You'll Find There's No Need
10  To Cry
11  In This Place You'll Feel
12  There's No Hurt Or Sorrow

6. Hiển thị $ ở cuối file

Trong phần bên dưới, bạn có thể thấy với tùy chọn -e, $ được hiển thị ở cuối dòng và trong khoảng trắng giữa các đoạn văn. Tùy chọn này rất hữu ích để ép nhiều dòng thành một dòng.

# cat -e test

hello everyone, how do you do?$
$
Hey, am fine.$
How's your training going on?$
$

7. Hiển thị các dòng được phân tách bằng tab trong file

Trong đầu ra bên dưới, bạn có thể thấy không gian TAB được lấp đầy bởi ký tự ^I.

# cat -T test

hello ^Ieveryone, how do you do?

Hey, ^Iam fine.
^I^IHow's your training ^Igoing on?
Let's do ^Isome practice in Linux.

8. Hiển thị nhiều file cùng một lúc

Trong ví dụ dưới đây, có 3 file test, test1 test2. Bạn có thể xem nội dung của các file đó như được hiển thị ở trên. Nhớ tách từng file với dấu chấm phẩy.

# cat test; cat test1; cat test2

This is test file
This is test1 file.
This is test2 file.

9. Sử dụng đầu ra tiêu chuẩn với toán tử chuyển hướng

Bạn có thể chuyển hướng đầu ra tiêu chuẩn của một file thành một file mới khác file hiện có với ký hiệu >. Hãy cẩn thận, nội dung hiện có của test1 sẽ bị ghi đè bởi nội dung của file test.

# cat test > test1

10. Nối đầu ra tiêu chuẩn với toán tử chuyển hướng

Hãy nối thêm nội dung trong file hiện có với ký hiệu >>. Tại đây, nội dung của file test sẽ được thêm vào cuối file test1.

# cat test >> test1

11. Chuyển hướng đầu vào chuẩn với toán tử chuyển hướng

Khi bạn sử dụng chuyển hướng với đầu vào tiêu chuẩn <, lệnh sử dụng file test2 làm đầu vào cho một lệnh và đầu ra sẽ được hiển thị trong một terminal.

# cat < test2

This is test2 file.

12. Chuyển hướng nhiều đầu ra vào một file duy nhất

Thao tác này sẽ tạo một file có tên là test 3 và tất cả đầu ra sẽ được chuyển hướng tới file mới được tạo.

# cat test test1 test2 > test3

13. Sắp xếp nội dung của nhiều file trong một file duy nhất

Thao tác này sẽ tạo một file test4 và đầu ra của lệnh cat được phân loại để sắp xếp và kết quả sẽ được chuyển hướng tới một file mới được tạo.

# cat test test1 test2 test3 | sort > test4

Bài viết này đã trình bày các lệnh cơ bản có thể giúp bạn khám phá lệnh cat.

Chúc bạn áp dụng thành công!

Thứ Hai, 17/05/2021 08:13
55 👨 10.252
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Linux