Windows Terminal đã có thể tạo và sử dụng theme tùy chỉnh

Microsoft vừa phát hành phiên bản Windows Terminal mới, bổ sung thêm một tính năng đã được mong chờ từ rất lâu. Cụ thể, từ nay, người dùng đã có thể tạo và sử dụng các theme tùy chỉnh trên Windows Terminal.

Hiện tại, người dùng chỉ có thể tạo theme bằng cách chỉnh sửa tệp cài đặt JSON chung của Windows Terminal nhằm thay đổi màu nền của các tab và hàng tab và chọn giữa chủ đề tối hoặc sáng cho cửa sổ Terminal.

Sau khi thêm cấu hình theme mới vào tệp JSON, nó sẽ tự xuất hiện trong trang cài đặt Settings > Appearance.

"Theme là một thuộc tính chung có thể chứa nhiều đối tượng theme khác nhau và chúng sẽ xuất hiện trong danh sách Theme thả xuống trên trang Appearance của giao diện cài đặt", Giám đốc Chương trình Windows Terminal Kayla Cinnamon giải thích.

"Theme chỉ có thể chỉnh sửa bằng cách sử dụng tệp JSON nhưng chúng sẽ xuất hiện trong menu Theme thả xuống trong giao diện cài đặt".

Windows Terminal đã có thể tạo và sử dụng theme tùy chỉnh

Để thêm các theme tùy chỉnh của riêng mình, bạn sẽ phải cài đặt phiên bản Windows Terminal Preview 1.16 mới nhất.

Phiên bản mới cũng bổ sung các màu mặc định vừa được cập nhật và cài theme nền tối là mặc định thay vì tuân theo theme mặc định của hệ thống Windows.

Microsoft đã trình làng Windows Terminal trong hội nghị nhà phát triển Build hồi tháng 5/2019 và chính thức phát hành vào tháng 7.

Khác với các ứng dụng terminal mặc định hiện tại, Windows Terminal hỗ trợ nhiều tab điều khiển. Nó cũng cho phép lựa chọn giữa các shell cmd, PowerShell và shell Linux distro được cài đặt thông qua Windows Subsystem for Linux (WSL).

Kể từ tháng 8/2022, Microsoft cũng đã đặt Windows Terminal làm terminal mặc định trong các bản thử nghiệm của Windows 11 dành cho kênh Dev.

Bạn có thể cài đặt Windows Terminal và Windows Terminal Preview từ Microsoft Store, trang phát hành GitHub hoặc với sự hỗ trợ của công cụ dòng lệnh Windows Package Manager (winget).

Thứ Năm, 15/09/2022 10:26
51 👨 447
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ