W3C phớt lờ mọi chỉ trích và chấp thuận chuẩn EME giới hạn nội dung bản quyền

Quyết định này được ký bởi những người đứng đầu QQ3C, trong đó có Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web. Việc Berners-Lee ký tên vào việc phê duyệt chuẩn EME được cho là rất hài hước khi nhiều chuyên gia Internet đã cảnh báo rằng EME có khả năng giết chết tính mở của Internet, vốn là thứ khiến nó thành công.

EME là chuẩn hỗ trợ nội dung đa phương tiện được mã hóa trên Internet. Về lý thuyết, việc này mang tới nhiều ứng dụng, tất cả các tổ chức tham gia W3C và chấp thuận chuẩn này là những người giữ nội dung bản quyền và muốn dùng EME như một cách để thực hiện DRM platform (bản quyền nội dung số) trên trình duyệt, chủ yếu là bảo vệ các video streaming.

Chuẩn EME mang lại lợi ích cho người giữ nội dung

Bảo vệ bản quyền là việc hợp pháp mà ai cũng có nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo rằng nội dung của chuẩn EME quá thiên về lợi ích cho người nắm giữ nội dung. Ví dụ như các nhà nghiên cứu an ninh không thể tìm bug hay các lỗ hổng bảo mật bên trong DRM platform mà không có sự chấp thuận của người sở hữu DRM platform, từ đó khiến hàng triệu người dùng có thể gặp phải bug không được báo cáo.

Tương tự như vậy, nhà cung cấp plugin hay trình duyệt để phát video cho người xem sẽ bị cho là vi phạm bản quyền dù chỉ thêm phụ đề cho video hay sửa lỗi gamma. Hơn nữa, DRM cho phép người giữ nội dung áp đặt ý chí của họ lên người dùng. Khi người dùng mua bản quyền video, họ có thêm quyền thứ cấp như remix video cho mục đích sử dụng hợp lý (fair use) hoặc bán lại, cho thuê bản sao video. DRM trên trình duyệt cho phép người nắm bản quyền chối bỏ những quyền hợp pháp của người dùng.

Ngay cả Liên hợp quốc cũng cảnh báo việc chấp thuận EME

EFF, Unesco của UN, Free Software Foundation, các chuyên gia an ninh độc lập, các nhà hoạt động nhân quyền và nhiều đối tượng khác đều chỉ trích W3C khi cho phép phát triển EME mà không bảo vệ người dùng, nhà nghiên cứu an ninh hay người làm phần mềm.

Những tổ chức này đã gửi kiến nghị và gợi ý điều chỉnh chuẩn EME nhưng tất cả đều bị W3C phớt lờ. Nhiều người cáo buộc W3C “bán” người dùng để đổi lấy lợi ích tài chính từ những công ty nặng túi.

W3C trả lời những chỉ trích với tuyên bố nâng cao bảo mật cho người dùng nhưng chỉ những trường hợp sử dụng trong thế giới thật mới được thảo luận, cho phép người nắm giữ nội dung quyết định cái gì, khi nào và mức độ nào người dùng có thể xem các nội dung đa phương tiện trên web.

Còn hai tuần để thay đổi

Đã có nhiều hy vọng là người đứng đầu W3C, Tim Berners-Lee sẽ xem xét, cân nhắc trước khi chấp thuận chuẩn EME. Tiếc là Berners-Lee đã tự đi ngược lại chính thứ mà mình đã tạo ra khi đứng về phía những người nắm giữ nội dung và dịch vụ stream, chấp thuận bản chưa chỉnh sửa của chuẩn này vào hôm thứ Năm, không hề có điều khoản bảo vệ bất kì ai khác ngoài người sở hữu nội dung.

Những người không ủng hộ EME còn hai tuần để gửi thỉnh cầu trước khi EME chính thức bước vào quy trình W3C và biến nó thành chuẩn chính thức vào năm sau.

Thứ Năm, 27/07/2017 15:02
51 👨 105
0 Bình luận
Sắp xếp theo