Quản Trị Mạng - Hà Nội đang cắt giảm nhiều khoản thuế đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng với hy vọng trở thành trở thành một địa điểm thay thế có giá thành giá rẻ cho các nhà máy sản xuất của những công ty nước ngoài.
Cuối cùng thì Việt Nam hiện nay đã đạt được điều này hay chưa? Tăng lương và giá nhân công đáng kể ở Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến triển vọng với những nhà đầu tư Châu Á, do họ nhận thấy Việt Nam như một sự thay thế tiềm năng cho các xí nghiệp và trung tâm của họ. “Chúng tôi đang ngày càng trở thành một địa điểm có giá thành sản xuất rẻ hơn” ông Nguyễn Thành Nam - chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn FPT, tập đoàn có doanh thu 1 tỉ đô từ điện thoại di động trong năm qua - phát biểu. Việt nam đã sẵn sàng với những nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Những nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty cùng các nhà đầu tư cũng đã biết thông tin này trước đó, điều này đã không hề làm họ thất vọng. Sau khi chấm dứt cấm vận thương mại vào năm 1994, đã có hàng loạt các công ty như Coca – Cola và Proter & Gamble tràn vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất lại là sự xuất hiện của nạn quan liêu và tham nhũng. Thời gian này, Hà Nội đang có những thay đổi khá dứt khoát. Chính phủ đã cắt giảm nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu các thiết bị máy tính, đồng thời cũng hứa hẹn sẽ cải thiện hệ thống đường xá và cảng biển.
Thêm vào đó là việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử và hệ thống tàu cao tốc Bắc Nam. Các nhà lãnh đạo cũng đang biểu quyết để loại bỏ những điều khoản đang khiến nhiều nhà đầu tư gặp lung túng.
Theo bản báo cáo phân tích của ngân hàng Chartered, năm ngoái Việt Nam đã xuất khẩu đạt mức 12.3 tỉ đô các loại hàng hóa sang thị trường Hoa Kì. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng gấp đôi lên con số 15 tỉ đô trong năm nay.
Mới đây, Intel đã khai trương một nhà máy sản xuất chip trị giá lên đến 1 tỉ đô. Hãng sản xuất PC và Labtop Đài Loan cũng đang tìm kiến mặt bằng sản xuất ở Việt Nam để đối phó với giá thành lao động đang tăng cao ở nước họ.
Những xung đột chính trị tại Thái lan cũng đem lại lợi thế cho các công ty Việt Nam. Bầu không khí yên bình đang dần trở lại với nước Thái sau cuộc đụng độ đẫm máu ở BangKok giữa phe phái chống đối chính phủ và lực lượng quân đội, tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều các cuộc xung đột chính chị ở Thái lan trong những năm qua. Pleasanton (Calif) có trụ sở tại Polycom đã mua 80% thiết bị video tổ chức hội thảo từ Thái lan. Ông Hansjojoerg Wagner, chịu trách nhiệm quản lí và điều hành các công ty tại Châu Á cho biết “Với diễn biến chính trị như hiện nay, chúng tôi cần tìm kiếm kế hoạch đề phòng những điều bất ngờ có thể xảy ra. Và Việt Nam là một trong những thị trường phát triển Policom, Việt Nam cũng đang nằm trong danh sách phát triển chiến lược như một sự thay thế khả quan của chúng tôi"
Không phải ai cũng nhận ra sự di chuyển của các ngành sản xuất từ một bộ phận các nước Châu Á sang Việt Nam, đặc biệt là sự di chuyển từ khu vực kinh tế Trung Quốc và các nước có cơ sở kết cấu hạ tầng hiện đại hơn. Cho dù giá thành sản xuất đang tăng nhanh ở một số khu vực của Trung Quốc, thì các công ty này vẫn có thể sản xuất từ những nhà máy tại các địa điểm có giá thành rẻ hơn ở phía Bắc Trung Quốc như Quảng Châu hay Thẩm Quyến… Trước khi di chuyển sản xuất sang Việt Nam “chúng tôi đã gần như đã kiệt sức với tất cả những khu vực tại Trung Quốc” - ông Dan Berman giám đốc Langton, nhà cung cấp thú nhồi bông và đồ chơi cho trẻ em như Tesco (TESO) và Toys ‘R’ Us cho biết.
Ông Đỗ Lâm, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn đầu tư VinaCapital, đơn vị đang quản lí số tài sản trị giá1.8 tỉ đô tại Việt Nam đã chỉ ra con đường mới và nhanh nhất cho chính phủ Việt Nam là xây dựng kết nối giữa Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Con đường này sẽ có thể giúp các xí nghiệp sản xuất của Việt Nam dễ dàng trở thành một bộ phận trong hệ thống cung cấp sản phẩm của Trung Quốc. Ông Lâm cho biết thêm: "Với giá cả về cơ bản thấp hơn 1/3 so với các nước khác, và với những ông chủ đang cảm thấy cần thiết phải liên kết để có thể đạt được những tăng trưởng giống như sự phát triển gần đây của Honda, Foxcorn và các hãng khác…" Thêm vào đó là những khác biệt về giá nhân công. Ông hứa hẹn rằng: “Nếu mọi người đang suy sét việc dời khu vực sản xuất, thì đây chính là thời điểm thích hợp."