Nhờ thương vụ hợp tác với AMD và một thỏa thuận liên doanh phức tạp, nhà sản xuất chip Trung Quốc Chengdu Haiguang IC Design Co. (Hygon) hiện đang sản xuất vi xử lý máy chủ x86 rất giống với vi xử lý EPYC của AMD. Về mặt thiết kế giống đến nối các nhà phát triển nhân Linux hầu như không phải làm gì để hỗ trợ các vi xử lý mới, có tên Dhyna này.
Chip máy chủ này chỉ được dùng nội địa và là một phần trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các công ty công nghệ nước ngoài.
Từ khi Edward Snowden tiết lộ về việc Cơ quan tình báo Mỹ NSA dùng các sản phẩm công nghệ để thu thập tin tức tình báo ở nước ngoài, Trung Quốc ngày càng đặt nhiều áp lực lên các nhà cung cấp sản phẩm công nghệ ở Mỹ. Họ hy vọng phát triển ngành công nghệ nội địa thông qua các quy định về bảo mật thông tin ngặt nghèo và đầu tư vào các nhà cung nội địa.
Nhu cầu về các vi xử lý máy chủ có khả năng tính toán cao cũng xuất phát từ việc Mỹ hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Vào năm 2015, chính quyền tổng thống Obama cấm bán vi xử lý Intel Xeon cho siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc do lo ngại sẽ hỗ trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Từ đó việc bán vi xử lý có khả năng tính toán cao sang Trung Quốc vẫn bị hạn chế và chính phủ Mỹ cũng không cho Trung Quốc mua các công ty công nghệ do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.
Những ngăn cấm này khiến chính phủ Trung Quốc càng đầu tư nhiều hơn cho vi xử lý nội địa và cũng tìm ra cách để luồn lách qua những ngăn cấm bằng những thỏa thuận hợp tác, liên doanh. Suzhou PowerCore Technology Co. mua bản quyền kiến trúc Power8 của IBM từ năm 2015; Zhaoxin, một công ty công nghệ nhà nước, thiết kế vi xử lý nội địa x86 qua liên doanh với VIA. Giờ đây, việc hợp tác bản quyền với AMD - vừa thúc đẩy thương vụ mua bản quyền và cả hợp tác liên doanh, cho phép dùng tài sản trí tuệ của x86 - là những bước đầu trong việc tạo ra một nền tảng máy chủ ngay trong nước.
Con chip gần giống với vi xử lý EPYC của AMD đã xuất hiện ở Trung Quốc
Dựa trên kiến trúc lõi Zen của AMD và EPYC, vi xử lý Dhyana hiện tại tập trung vào các ứng dụng được nhúng. Chúng không phải là các vi xử lý chân cắm mà có thiết kế SoC, giống vi xử lý điện toán nhúng EPYC của AMD. Tuy vậy, chúng giống nhau tới nỗi theo Michael Larabel trên tờ Phoronix, việc chuyển mã nhân Linux từ vi xử lý EPYC lên chip của Hygon chỉ cần không tới 200 dòng code mới.
Thiết kế SoC cũng không loại trừ việc dùng vi xử lý Dhyana trên các ứng dụng nhóm yêu cầu khả năng tính toán cao hay các ứng dụng trung tâm dữ liệu (nếu không vì hạn chế thương mại) thường vẫn do Intel Xeon hay các vi xử lý máy chủ khác thực hiện.
Nhìn vào nỗ lực của Trung Quốc với ngành công nghệ thông tin thì bất chấp các hạn chế của Mỹ, công nghệ máy chủ nhúng có lẽ cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu nội địa.
Tin vui cho AMD là liên doanh vẫn mang lại cho họ nguồn lợi nhuận, cộng thêm vào $239 triệu mà họ nhận được trong năm 2016 từ Tianjin Haiguang Advanced Technology Investment Co. (THATIC), một bộ phận chuyên về đầu tư của Học viện Khoa học Trung Quốc.
Dẫu mối quan hệ Washington và Bắc Kinh hiện tại ra sao, cũng chưa biết chắc mối quan hệ này sẽ kéo dài đến bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng những khoản lợi nhuận sẽ đi cùng với các mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Xem thêm: