AI rất giỏi trong việc tạo ra một số khuôn mặt trông hệt như thật. Thậm chí nhiều người không thể phân biệt chính xác ảnh thật và ảnh tạo bằng AI, hoặc tin tưởng khuôn mặt giả hơn.
Nhà nghiên cứu Sophie Nightingale ở Đại học Lancaster (Anh) và Hany Farid ở Đại học California (Mỹ) đã thực hiện khảo sát để xem mọi người có phân biệt được đâu là khuôn mặt thật đâu là deepfake hay không.
Dưới đây là một số khuôn mặt thật và tạo bằng deepfake trong thử nghiệm (ảnh: Vice). Mời các bạn tham gia đoán để xem có thể phân biệt được hay không nhé (đáp án ở cuối bài).
Trong thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu đề nghị 315 người tình nguyện xem các khuôn mặt và phân biệt đâu là deepfake, đâu là người thật. Nhóm này đoán đúng 48,2%.
Thử nghiệm thứ 2 với 219 người tham gia, được bình luận về lựa chọn của họ trong lúc xem ảnh. Tỷ lệ đoán đúng của nhóm này là 59%.
Thử nghiệm thứ 3 với 223 người tham gia và được yêu cầu đưa ra đánh giá mức độ đáng tin của từng khuôn mặt. Kết quả là khuôn mặt giả được đánh giá đáng tin hơn 1 chút so với mặt thật. Nguyên nhân có thể là do deepfake tạo ra khuôn mặt giả bằng cách tổng hợp từ những người có vẻ ngoài trung bình.
Trong bức ảnh ở trên, ảnh deepfake là cột 2 và 4, các bức ảnh ở cột 1 và 3 là ảnh chụp khuôn mặt thật. Bạn có đoán đúng không, hãy để lại bình luận ở cuối bài để chia sẻ với mọi người nhé.