Video giả mạo Deepfake được tạo ra như thế nào?

Video Deepfacke được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2017.

Có 3 phương pháp để tạo ra một video Deepfake.

Phương pháp 1: Hoán đổi khuôn mặt. Cụ thể, AI sử dụng khuôn mặt của một người được đặt vào cơ thể của người khác. Phương pháp này tương đối đơn giản và có thể thực hiện dễ dàng bằng các ứng dụng video như Snapchat, Reface hoặc FaceMagic.

Phương pháp 2: Liên quan đến việc tái hiện khuôn mặt. Dựa vào video gốc về khuôn mặt của nạn nhân, AI bắt chước các cử chỉ và chuyển động, hoặc thay đổi tư thế và nét mặt của họ.

Deepfake

Phương pháp 3: Đồng bộ hóa môi. Các cử động của đôi môi được điều khiển để thay đổi khẩu hình khiến một người trong video nói ra điều gì đó theo ý muốn của người tạo ra video. Giọng nói có thể là giọng nói giả hoàn toàn được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo hoặc giọng của người thật bắt chước giọng nói của nạn nhân.

Trong cả ba phương pháp này, AI đều nghiên cứu, học theo cử chỉ, nét mặt và đôi khi là giọng nói của nạn nhân trong video gốc từng giây sau đó tái tạo và chỉnh sửa chúng bằng các hình ảnh khác. Khối lượng thông tin được nhập vào càng lớn thì độ chân thực, chính xác càng cao.

Kỹ thuật này đã được sử dụng trong điện ảnh để làm cho các diễn viên trông trẻ hơn. Tuy nhiên, Deepfake cũng có thể bị kẻ xấu sử dụng với mục đích xấu như các trò lừa đảo, nội dung đồi trụy, thậm chí là trở thành công cụ để thao túng chính trị với thông tin sai lệch.

Thứ Ba, 21/12/2021 09:35
31 👨 745
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thảo Nguyên Trần
    Thảo Nguyên Trần

    omg luon

    Thích Phản hồi 26/05/22
    ❖ Chuyện công nghệ