97,3% doanh nghiệp VN đứng bên lề thương mại điện tử (TMĐT) là kết quả cuộc điều tra về tình hình ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp VN do VCCI công bố tại hội thảo “Hỗ trợ DN ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 3-2006.
Con số trên hẳn đáng giật mình khi TMĐT phi giấy tờ đã trở thành một công cụ phổ biến của thế giới từ lâu và gặt hái không ít thành công tại Châu Á.
TMĐT Việt Nam tuy chậm chạp hơn nhưng năm gần đây cũng đã đạt được những nền tảng phát triển quan trọng với sự xuất hiện ồ ạt các mô hình sàn giao dịch B2B, B2C, C2C, các dịch vụ công, công cụ tra cứu trực tuyến và nhất là sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí trực tuyến như nghe nhạc, game online…
Mua bán, đấu giá trực tuyến thông qua các sàn giao dịch TMĐT cũng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dùng Internet nói riêng và người tiêu dùng VN nói chung. Vậy tại sao, vẫn có tới 97,3% DN đang đứng ngoài “cuộc chơi”?
Theo kết quả điều tra của Bộ Thương Mại từ 230 DN có website thì 90% website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu DN và sản phẩm; trên 40% có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm, cho phép liên hệ đặt hàng. Không chỉ với các DN nằm trong diện điều tra, rất nhiều thương hiệu quốc gia hàng đầu của VN cũng chưa chú trọng đến TMĐT, đơn cử trường hợp của Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Nhiều khách hàng trong nước và từ nước ngoài lúng túng “không biết phải làm gì” với website www.vietnamairlines.com.vn vốn toàn những thông tin tĩnh, nhiều lỗi và dường như bị “bỏ rơi” từ lâu.
Trong khi đó thói quen tìm kiếm thông tin qua mạng đã trở thành một thứ “văn hóa” của giới trẻ trong nước và phần lớn cư dân các nước phát triển. Không đáp ứng nhu cầu đó tức là tự đánh mất khách hàng.
Theo một quan chức Bộ Thương Mại, TMĐT đã trở thành yêu cầu tất yếu của hội nhập, nếu mở cửa nền kinh tế mà chỉ dùng các phương thức kinh doanh truyền thống thì cơ hội mở rộng thị trường là vô cùng khó khăn, không khác nào tự bó buộc mình trong một vòng luẩn quẩn nhỏ hẹp trong khi đó ngay trong khu vực, đã có nhiều quốc gia triển khai thành công TMĐT như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Anh Bạch Quang Huy, công ty cổ phần Thiết Kế Hệ Thống DeNet cho biết website của mình vận hành rất hiệu quả, doanh thu từ việc bán hàng qua mạng chiếm đến 60%. Anh Trần Quang Ánh, Công ty Nhật Cường Telecom thì khẳng định rằng, nhiều khách hàng không chỉ lên website của công ty ở http://nhatcuong.chodientu.com để khảo giá mà thường xuyên đặt mua ngay trên mạng. Một công ty chuyên kinh doanh điện thoại khác là Huyền Mobile cũng là một trong những công ty kinh doanh hiệu quả qua website mà giới kinh doanh ĐTDĐ phải thừa nhận.
Phần lớn các doanh nghiệp chưa có website, chưa ứng dụng TMĐT khi trả lời phỏng vấn đều thừa nhận đã nghe nói nhiều về TMĐT và sự cần thiết phải xây dựng website nhưng tại sao chưa thì phần lớn đều rơi vào một trong 4 lý do sau: 1. Ngại ngần không biết bắt đầu từ đâu và với ai; 2. Lo chi phí lớn mà chưa biết chắc hiệu quả; 3. Thiếu nhân lực vận hành và lo sợ vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin; 4. Nhiều chi phí (thiết kế, máy chủ, đường truyền…) và còn phải tự Marketing thúc đẩy website.
Cánh cửa đã mở rộng
Thực ra hiện nay với sự ra đời của nhiều sàn giao dịch trung tâm thì website và TMĐT đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều vì người dùng có thể tận dụng nền tảng công nghệ có sẵn để “thuê” riêng cho mình website gian hàng trực tuyến có đầy đủ tính năng từ cơ bản đến nâng cao.
Đơn cử tại cổng TMĐT www.chodientu.com chỉ sau 3 bước “Đăng ký - Thiết lập - Hoàn tất” doanh nghiệp đã có thể tự xây dựng một website theo công nghệ Cổng thông tin với đầy đủ các chức năng quản trị nội dung và quản lý bán hàng mạnh mẽ với không gian lưu trữ hàng trăm sản phẩm, dịch vụ và dùng thử 1 tháng.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã còn xa lạ với TMĐT do e ngại chi phí cao và thiếu nhân lực quản lý thì những sàn giao dịch thế thực sự là cách hỗ trợ hiệu quả. Bên cạnh việc được miễn phí xây dựng website (tương đương 5 đến 20 triệu đồng), doanh nghiệp còn tận dụng được cộng đồng người tiêu dùng đông đảo sẵn có mà không tốn chi phí quảng cáo Marketing; được thừa hưởng những dịch vụ hỗ trợ của sàn như: giúp cập nhật thông tin và quản lý website, hỗ trợ bán, giao hàng và thanh toán…
Chị Phạm Thị Dung, giám đốc công ty Hoàng Gia tâm sự: "Trang web của mình chỉ giống như một cái nhà trong ngõ, ngách còn cổng TMĐT giống như một tòa nhà cao tầng được đặt ở ngã ba, ngã tư. Thuê gian hàng trong tòa nhà đó sẽ có nhiều người biết đến mình".
Với 13,34% dân số VN sử dụng Internet, hành lang pháp lý TMĐT đang được hoàn thiện, và quan trọng là hạ tầng công nghệ đã ổn định và rất sẵn sàng ở các cổng giao dịch trung tâm. Có thể khẳng định đây là thời điểm tham gia TMĐT thuận lợi và dễ dàng.
NHẬT THƯ
Thương mại điện tử: Doanh nghiệp nào đang đứng ngoài cuộc chơi?
81
Bạn nên đọc
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tắt làm mới ứng dụng nền iPhone
Hôm qua -
Cách cài đặt ứng dụng Miracast Connect trên Windows 10
Hôm qua -
Lịch thi đấu SEA Games 31 2022, LTD Sea Games 31
Hôm qua -
Có những cách kết nối điện thoại với tivi nào để xem video?
Hôm qua -
Cách buộc đồng bộ thời gian trong Windows bằng lệnh
Hôm qua -
Vô hiệu hóa IPv6 để khắc phục sự cố kết nối Internet trên máy tính Windows
Hôm qua -
6 cách khắc phục lỗi checksum trong WinRAR
Hôm qua -
Cách đăng ký VssID trên máy tính, điện thoại, tạo tài khoản bảo hiểm xã hội chi tiết nhất
Hôm qua -
Cách tạo thời khóa biểu trong Excel
Hôm qua -
Cap về sự trưởng thành, stt về sự trưởng thành truyền động lực cho bạn
Hôm qua