Tại triển lãm Mobile World Congress diễn ra ở Barcelona, đại gia viễn thông Nhật Bản NTT DoCoMo đã “demo” một công nghệ hết sức ấn tượng, đó là giao diện điều khiển máy nghe nhạc MP3 bằng các chuyển động của nhãn cầu.
Với giao diện này, chính các cảm biến gắn trong tai nghe sẽ xác định thay đổi về điện thế để biến những chuyển động của mắt thành các lệnh điều khiển máy nghe nhạc iPod.
Ý tưởng này sẽ thực sự có ích khi người sử dụng không thể dùng tay hay lời nói điều khiển các thiết bị điện tử.
Theo NTT DoCoMo, nhãn cầu của người tạo ra điện tích dương có thể xác định được ở võng mạc và tạo ra điện tích âm có thể xác định được ở giác mạc.
Những điện cực nhỏ bé (hay còn gọi là electroculogram) được gắn trên tai nghe có thể xác định những thay đổi nhỏ nhất về điện thế khi nhãn cầu chuyển động và nhờ đó, thông qua những chuyển động nhất định của mắt sẽ giúp điều khiển thiết bị nghe nhạc.
Ví dụ khi nhãn cầu chuyển động từ bên trái sang bên phải đồng nghĩa với lệnh play/pause của máy chơi nhạc, chuyển động hai lần về bên phải đồng nghĩa với lệnh tua chơi bài hát trước, chuyển động hai lần về phía trái đồng nghĩa với chơi bài hát sau, hoặc khi xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ đồng nghĩa với vặn to tiếng và ngược lại.
Ưu điểm của công nghệ này là chuyển động của nhãn cầu có thể dễ dàng thực hiện khi người sử dụng đang đi, sử dụng PC, nằm, thậm chí là lái xe, đạp xe đạp hay đi xe máy.
Với giao diện này, chính các cảm biến gắn trong tai nghe sẽ xác định thay đổi về điện thế để biến những chuyển động của mắt thành các lệnh điều khiển máy nghe nhạc iPod.
Ý tưởng này sẽ thực sự có ích khi người sử dụng không thể dùng tay hay lời nói điều khiển các thiết bị điện tử.
Theo NTT DoCoMo, nhãn cầu của người tạo ra điện tích dương có thể xác định được ở võng mạc và tạo ra điện tích âm có thể xác định được ở giác mạc.
Những điện cực nhỏ bé (hay còn gọi là electroculogram) được gắn trên tai nghe có thể xác định những thay đổi nhỏ nhất về điện thế khi nhãn cầu chuyển động và nhờ đó, thông qua những chuyển động nhất định của mắt sẽ giúp điều khiển thiết bị nghe nhạc.
Ví dụ khi nhãn cầu chuyển động từ bên trái sang bên phải đồng nghĩa với lệnh play/pause của máy chơi nhạc, chuyển động hai lần về bên phải đồng nghĩa với lệnh tua chơi bài hát trước, chuyển động hai lần về phía trái đồng nghĩa với chơi bài hát sau, hoặc khi xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ đồng nghĩa với vặn to tiếng và ngược lại.
Ưu điểm của công nghệ này là chuyển động của nhãn cầu có thể dễ dàng thực hiện khi người sử dụng đang đi, sử dụng PC, nằm, thậm chí là lái xe, đạp xe đạp hay đi xe máy.