Những quyết định sai lầm trong lịch sử ngành công nghệ khiến các hãng phải chịu những thiệt hại nặng nề, thậm chí phải “bán mình”.
1. Nokia chọn Windows Phone thay vì Android
Nokia đã từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới nhưng đến đầu những năm 2010 đã bị iPhone và Android chiếm phần lớn thị phần.
Ở thời điểm đó CEO Nokia - Stephen Elop đã không chọn nền tảng Android để phát triển vì cho rằng công ty sẽ không thể tạo sự khác biệt về công nghệ với các nhà sản xuất khác. Ông đã quyết định hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Phone.
Khi đó, các thiết bị Nokia Lumia thực sự có phần cứng rất tốt nhưng không thể cạnh tranh với Samsung vì bị Windows Phone kìm hãm.
2. Blockbuster từ chối cơ hội mua Netflix
Vào tháng 9-2000, những người đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings và Marc Randolph đã gặp giám đốc điều hành Blockbuster John Antioco với đề nghị bán dịch vụ xem video trực tuyến này cho Blockbuster. Tiếc rằng Blockbuster đã không đáp lại tình cảm đó.
Trước đó, Netflix đã từ chối lời đề nghị mua lại Amazon, và cho rằng Blockbuster sẽ phù hợp.
3. Microsoft phát hành Chatbot được đào tạo bởi Internet
Vào năm 2016, Microsoft đã ra mắt một chatbot được đào tạo bởi Internet có tên "Tay". Nhưng chưa đầy 1 ngày ra mắt, Microsoft đã gỡ bỏ Tay vì những chatbot này mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn.
4. Apple thiết kế lại bàn phím MacBook
Vào năm 2015, Apple đã giới thiệu một thiết kế bàn phím mới, mỏng hơn, êm hơn và phản hồi nhanh hơn so với bàn phím truyền thống, có tên là “bàn phím cánh bướm” cho MacBook.
Tuy nhiên, bàn phím mới này tồn tại một số lỗi như phím bị dính, không phản hồi…
Khi đó, Apple đã đưa ra lời xin lỗi và sửa chữa miễn phí nhưng không thừa nhận bất kỳ lỗi thiết kế nào.
5. Google cố gắng tạo sự cường điệu bằng lời mời trên Google+
Vào năm 2011, nền tảng mạng xã hội Google+ được ra mắt để cạnh tranh với Facebook và Twitter. Khi đó, chỉ những người dùng nhận được lời mời mới có thể sử dụng.
Google+ có hàng trăm triệu tài khoản nhưng chưa bao giờ có nhiều người dùng tích cực hơn Twitter.
Công ty đã phát hành nhiều bản cập nhật và thiết kế lại nhằm cải thiện Google+ nhưng không thành công. Cuối cùng vào năm 2019 Google đã phải đóng cửa nền tảng này sau một loạt bê bối liên quan đến việc vi phạm dữ liệu.
6. Amazon đầu tư vào điện thoại
Amazon đã (và vẫn đang) gặt hái được nhiều thành công với các dòng máy đọc sách điện tử Kindle và máy tính bảng Fire.
Năm 2014, Amazon đã quyết định dấn thân vào thị trường điện thoại thông minh bằng sản phẩm Amazon Fire Phone, ra mắt độc quyền trên AT&T.
Fire Phone có một số tính năng độc đáo nhưng chất lượng thiết kế kém, thông số kỹ thuật thấp. Vì vậy, sản phẩm nhanh chóng bị ghẻ lạnh và cuối cùng chỉ sau chưa đầy 1 năm ra mắt Amazon đã phải tạm ngừng sản xuất điện thoại.
7. Thung lũng Silicon ‘phải lòng’ Quibi
Quibi là một nền tảng phát trực tuyến dạng ngắn ra mắt vào tháng 4-2020 được thành lập bởi Jeffrey Katzenberg và Meg Whitman. Nền tảng này đã huy động được 1,75 tỉ USD từ các nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon. Quibi nhắm đến đối tượng người dùng trẻ.
Tuy nhiên, chỉ chưa tới 1 năm, nó đã nhanh chóng sụp đổ vào tháng 12-2020.
8. HP tạo ra sự hỗn loạn của WebOS
Vào tháng 4 năm 2010, HP đã chi 1,2 tỉ USD để mua lại Palm và WebOS. HP muốn sử dụng WebOS trên mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy in. Nhưng những gì xảy ra trái với mong đợi nên vào năm 2013 HP đã bán WebOS cho LG để sử dụng trên TV thông minh.