Nikon dùng công nghệ từ 1990 tạo máy sản xuất chip chất lượng tốt, giá rẻ cho Trung Quốc

Theo Nikkei, Nikon đang ứng dụng i-Line, công nghệ được thương mại hóa lần đầu năm 1990, để tránh lệnh cấm của Mỹ thiết kế máy gia công chip và bán sang Trung Quốc.

i-Line dù không phải công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn phù hợp để áp dụng vào máy sản xuất chip. Thiết bị có thể xử lý trên vật liệu nền silicon carbide (SiC) và gallium nitride (GaN) tạo sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và độ bền. Đồng thời việc tận dụng linh kiện có sẵn còn giúp chi phí chế tạo cũng thấp hơn 20-30% so với sản phẩm của Canon.

Ngoài Trung Quốc, Nikon còn kỳ vọng có thêm đơn đặt hàng từ Đài Loan và thị trường Nhật Bản.

Nikon tin rằng, thiết bị i-Line sẽ nằm ngoài phạm vi kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), sản phẩm của Nikon ngay cả khi thuộc diện bị kiểm soát vẫn có thể được xuất khẩu nếu đáp ứng giới hạn về hiệu suất và xác định rõ mục đích của người mua.

Một gian hàng của Nikon. Ảnh: Reuters.
Một gian hàng của Nikon. Ảnh: Reuters.

Đầu những năm 1990, Nikon giữ vai trò nhà cung cấp thiết bị in thạch bản cho quá trình sản xuất chip của Intel nhưng hãng dần bị hụt hơi so với đối thủ sau khi ASML thương mại hóa công nghệ quang khắc tia cực tím (EUV).

Theo thống kê của công ty dịch vụ tài chính MUFG, ASML nắm 62% thị phần máy gia công chip toàn cầu, Canon với 31% xếp thứ hai và Nikon chỉ chiếm khoảng 7%.

Nikon hiện đang tìm cách để đưa mảng bán dẫn trở thành một trong những nguồn tạo doanh thu chính trong những năm tới.

Thứ Hai, 13/11/2023 13:53
31 👨 299
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ