Quản trị mạng - Trong phần cuối của loạt bài gồm hai phần này, chúng tôi muốn giới thiệu một số tùy chọn khác để đối phó với các sự cố mất điện trên máy chủ chạy Hyper-V.
Quản lý nguồn cho Hyper-V - Phần 1
Trong phần đầu của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu các bước bảo vệ máy chủ ảo và các máy ảo nằm trên chúng nhằm đối phó lại sự cố mất điện. Mặc dù kỹ thuật được sử dụng có vẻ làm việc khá tốt, nhưng điều quan trọng mà chúng ta cần phải nhớ là mạng thử nghiệm này đơn giản hơn nhiều so với những gì mà hầu hết các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn sử dụng đến. Chúng tôi nhận ra rằng những gì đã thử nghiệm có thể chưa đủ thực tế cho một số tổ chức. Do đó, chúng tôi muốn kết thúc loạt bài này bằng việc thảo luận một số tùy chọn khác để đối phó với các sự cố mất điện trên các máy chủ chạy Hyper-V.
Các thiết bị bên ngoài
Một trong những điều khác biệt giữa các máy chủ ảo trong thí nghiệm so với những máy chủ được sử dụng trong nhiều tổ chức là các máy chủ ở đây là hoàn toàn khép kín. Ví dụ, máy chủ hiển thị trong ảnh chụp màn hình ở phần 1 của loạt bài này có chứa một mảng sáu đĩa tích hợp, ngoài các đĩa dùng để chứa dung lượng hệ thống.
Điều này khá quan trọng là vì mảng lưu trữ của máy chủ được cấp điện từ chính nguồn điện nội bộ của máy chủ. Ngược lại, nhiều tổ chức lại sử dụng dạng lưu trữ gắn trực tiếp, tức là sử dụng các mảng lưu trữ bên ngoài với nguồn điện được cung cấp riêng cho chúng mà không liên quan đến nguồn điện của các máy chủ. Các tổ chức lớn hơn thường sử dụng dạng lưu trữ chia sẻ (khá hữu ích cho vMotion hoặc Live Migration) hoặc thậm chí là các ổ đĩa cứng ảo trên một SAN.
Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị lưu trữ bên ngoài không phải lúc nào cũng có vấn đề. Có rất nhiều nhà phân phối thiết bị lưu trữ cung cấp các mảng lưu trữ có gắn kèm pin dự phòng. Điều quan trọng là bạn phải xác định chính xác thời gian một mảng lưu trữ có thể chạy bằng pin là bao lâu. Một khi đã xác định được khoảng thời gian này bạn có thể cấu hình các máy chủ ảo shut down trước khi các mảng lưu trữ có thể hết pin.
Nếu có một UPS đủ lớn, bạn có thể thực hiện cắm trực tiếp mảng lưu trữ vào cùng UPS với các máy chủ ảo. Mặc dù làm như vậy sẽ làm giảm lượng thời gian pin có thể giữ cho máy chủ online nhưng nó sẽ giúp đảm bảo rằng các mảng lưu trữ không bị hết điện trước khi các máy chủ hoàn tất việc shut down.
Trang 2: Phần mềm quản lý nguồn Hyper-V Aware
Phần mềm quản lý nguồn Hyper-V Aware
Một lý do tại sao máy chủ ảo của chúng tôi có thể không phản ánh chính xác những gì mà một số tổ chức khác đang sử dụng là bởi vì máy đang chạy Hyper-V trên Windows Server 2008 R2 Enterprise Edition. Như đã nói trong phần 1 của loạt bài này, thử nghiệm chạy APC Powerchute trên các máy chủ lưu trữ. Điều này sẽ không thể có được nếu chạy Hyper-V trên một máy chủ lõi hoặc nếu chạy phiên bản độc lập của Hyper-V Server.
Dường như luôn có sự trả giá giữa tính linh hoạt và hiệu suất. Chạy Windows Server 2008 với một giao diện GUI mang lại cho rất nhiều tính linh hoạt và cho phép sử dụng phần mềm quản lý nguồn giá thấp, nhưng nó làm giảm hiệu suất của máy chủ bởi giao diện đồ họa người dùng GUI tiêu tốn một số chu kỳ CPU cùng các tài nguyên khác của máy chủ khác mà đáng lẽ chúng có thể được sử dụng cho các máy ảo. Ngay cả khi hiệu suất của máy chủ không phải là một vấn đề thì nhiều tổ chức vẫn thích sử dụng giao diện non-GUI dựa trên các triển khai Hyper-V, bởi vì đó là một cách hiệu quả để giảm bề mặt tấn công các máy chủ lưu trữ.
Dù ở bất cứ góc độ nào, nếu các máy chủ ảo không có giao diện GUI, thì có nghĩa là bạn sẽ không thể thực hiện được việc quản lý nguồn theo cách mà chúng tôi mô tả trong phần trước. Tuy nhiên may mắn là ở chỗ vẫn còn một số tùy chọn hữu hiệu cho việc quản lý nguồn.
Một trong những giải pháp tốt nhất mà chúng tôi đã tìm thấy là sử dụng một ứng dụng của APC Powerchute gọi là Network Shutdown for Hyper-V. Như tên của nó, Powerchute Network Shutdown for Hyper-V là một phiên bản đặc biệt của Powerchute được thiết kế để sử dụng với các máy chủ lưu trữ đang chạy Hyper-V.
Trước khi bắt đầu nói về tất cả những gì mà phần mềm này thực hiện, cần phải chỉ ra rằng Powerchute Network Shutdown cho Hyper-V không tương thích với tất cả các UPSs APC. Hiện nay, phần mềm này làm việc với các mô hình APC sau đây: Smart-UPS bất kỳ với một khe cắm card hoặc được tích hợp một Network Management Card, Smart-UPS DP UPS bất kỳ, Symmetra UPS bất kỳ, hoặc Silicon Series UPS bất kỳ.
Lý do tại sao chỉ có một số model UPS cụ thể được hỗ trợ là do phần mềm đòi hỏi mỗi UPS phải có một APC Network Management Card đã được cài đặt. Ngoài ra, card mạng phải chạy phiên bản 3.3.1 hoặc mới hơn.
Vậy thì cái gì đã làm cho Powerchute Network Shutdown for Hyper-V khác biệt với tất cả các phiên bản khác của phần mềm Powerchute? Câu trả lời là bởi vì ứng dụng này được thiết kế đặc biệt cho các chủ lưu trữ ảo, nó phối hợp và xác nhận shut down các máy chủ ảo trước khi UPS hết pin. Giải pháp mà được trình bày trong bài viết trước đây làm việc bình thường, nhưng không có cách nào để phần mềm quản lý nguồn có thể xác nhận rằng tất cả các máy ảo đã được shut down trước khi pin hết điện. Tất cả những gì bạn có thể làm là cố gắng để bắt đầu trình tự shut down đủ sớm để cho phép quá trình shut down hoàn thành trước khi pin hết điện.
Một khác biệt lớn giữa Powerchute Network Shutdown for Hyper-V và một số các phiên bản khác của Powerchute là phần mềm không phụ thuộc vào việc máy chủ đang chạy một hệ điều hành dựa trên GUI. Thay vào đó, các UPS được cấu hình để hoạt động như một máy chủ Web. Các quản trị mạng do đó có thể quản lý các UPS bằng cách thiết lập một section HTTPS với nó, và sử dụng một trình duyệt Web để tương tác với giao diện quản lý của UPS.
Bởi vì UPS được kích hoạt mạng, nên không cần cáp USB kết nối UPS với máy chủ. Thay vào đó, các giao tiếp của UPS với máy chủ mạng thông qua một cổng mạng được chỉ định. Phương pháp này cho phép có thể dùng một UPS duy nhất để quản lý nhiều máy chủ lưu trữ ảo. Nếu cần sử dụng một kết nối USB đến UPS của bạn vì một số lý do nào đó, thì bạn sẽ phải sử dụng Powerchute Business Edition. Nhưng hãy ghi nhớ rằng các phiên bản của Powerchute Business Edition trên 8.0 có thể không sử dụng được trên các máy Windows Server 2008 có Hyper-V đã được cài đặt. Cũng rất đáng chú ý là Powerchute Business Edition không đi kèm với bất kỳ cơ chế đặc biệt cho việc shut down các máy ảo.
Ngay cả Powerchute Network Shutdown for Hyper-V cũng không thể tự động shut down tất cả các máy ảo. Phần mềm này chỉ làm việc đối với các máy ảo mà trên đó các dịch vụ tích hợp đã được cài đặt và chức năng Automatic Stop Action đã được thiết lập để “Shut Down hệ điều hành khách”.
Kết luận
Như bạn thấy, quản lý nguồn pin cho các máy chủ lưu trữ ảo đòi hỏi sự khéo léo. Các tổ chức nhỏ hơn có thể có thể sử dụng trực tiếp một giải pháp quản lý nguồn chẳng hạn như giải pháp mà đã được trình bày trong phần 1 của loạt bài này, nhưng các tổ chức lớn hơn thường sẽ yêu cầu cả phần mềm lẫn phần cứng chuyên dụng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về Powerchute Network Shutdown for Hyper-V, bạn có thể đọc tổng quan về sản phẩm tại đây. Vào thời điểm tháng 11 của năm 2009, một giấy phép bản quyền cho một máy chủ vật lý duy nhất được niêm yết với giá là 99,99 $. APC cũng cung cấp một ứng dụng tương tự được thiết kế cho VMware.