Những người hùng và kẻ “ma mãnh” của thế giới công nghệ

Thế giới công nghệ có rất nhiều tên tuổi đã để lại nhiều dấu ấn trong nhiều năm qua. Nhưng không phải ai cũng được coi là người hùng công nghệ và đôi khi họ lại vừa là người hùng vừa là “kẻ ranh mãnh”

Những người hùng trong lĩnh vực công nghệ

1. Linus Torvalds

Là một người đàn ông được yêu quý đằng sau cái dáng người mập mạp của ông. Linus Torvalds, nhà phát minh và là kiến trúc sư trưởng của hệ điều hành và nhân Linux. Đây là những người ghét sự độc quyền phần mềm ở khắp mọi nơi. Phong trào nguồn mở, nơi mà mã phần mềm được phát triển theo cách hợp tác và chia sẻ đã trở thành một động lực trong lĩnh vực tính toán. Tất cả điều đó đều bắt đầu từ Torvalds khiêm tốn và ông là một đại sứ của nguồn mở. Ông cũng đã lọt vào top 100 người có ảnh hưởng quốc tế lớn nhất mọi thời đại.

2. Larry Page và Sergey Brin

Google luôn luôn thực hiện theo phương châm của hãng "Don't Be Evil" nhằm đề cao tính minh bạch và không vi phạm quyền lợi của nhau trong thế giới Internet. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều tranh luận về khẩu hiệu không chính thức đó của Google. Nhưng nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin chắc chắn mang đến cho Google nhiều đổi mới và chúng có nhiều ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như, ngoài việc thống trị thị trường tìm kiếm, Google Apps còn thách thức cả Microsoft, hệ điều hành nguồn mở Android hiện đang được ưa chuộng cài đặt trên điện thoại di động và Chrome, thân thiện với web. Đây là hệ điều hành dựa trên Linux dành cho netbook. Hơn nữa, hãng còn buộc Chính phủ Trung Quốc dừng công tác kiểm duyệt bộ máy tìm kiếm của hãng, bất chấp rủi ro lợi nhuận ở quốc gia này. Chắc chắn điều đó không đi ngược với phương châm "Don't Be Evil" của hãng.

3. Tim Berners-Lee

Một kỹ sư và là nhà khoa học máy tính người Anh, Tim Berners-Lee đã tạo ra một điều quan trọng vào cuối thập niên 80. Ông đã phát minh ra World Wide Web. Đó là vào năm 1990, Berners-Lee đã thực hiện liên lạc thông tin thành công đầu tiên giữa trình chủ và trình khách HTTP qua Internet. Berners-Lee vẫn là một trong những người hùng của cuộc chiến giữ cho Internet luôn mở, không độc quyền và miễn phí cho mọi người dùng.

4. Marc Benioff

Benioff, CEO của salesforce.com là một nhà doanh nhân hiểu biết và ông không ngại để mọi người biết về điều đó. Tầm nhìn của ông về sự “kết thúc phần mềm” là một tiên đoán xuất sắc và ông đã sử dụng thành công mô hình SaaS chống lại các hãng công nghệ tên tuổi như SAP và Microsoft. Mặt khác, ông cũng là một nhà từ thiện đáng kính. Thông qua Quỹ Salesforce Foundation của ông, công ty đã đóng góp 1% lợi nhuận, tài sản và thời gian của nhân viên cho cộng đồng.

5. Steve Jobs

Steve Jobs là CEO của Apple và là hiện thân của sự thần bí có tầm nhìn xa trong đổi mới công nghệ. Những ý tưởng và sản phẩm của ông đã làm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc như iTunes và máy nghe nhạc iPod. Ông đã mang nhiều tính năng đa phương tiện (và ứng dụng) cho smartphone, đặc biệt là “siêu phẩm” iPhone hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với những thành quả đó, ông xứng đáng là một người hùng trong giới công nghệ.

Những “kẻ ma mãnh” trong thế giới công nghệ

6. Steve Jobs

Giám đốc điều hành khó hiểu của Apple được liệt vào danh sách những người hùng trong thế giới công nghệ với những đổi mới thực sự ở trên. Nhưng ông cũng là một kẻ tinh quái. Trong khi các doanh nghiệp tìm đến blog hoặc Twitter như một kênh quảng cáo ít tốn kém nhưng mang lại nhiều lợi nhuận thì Apple lại quay lưng lại với chúng. Một xu hướng mà Apple chối bỏ là trò chuyện với thế giới thông qua blog và cung cấp những thông tin lý thú về hoạt động của công ty. Ngay cả nhân viên của Apple cũng không biết những sản phẩm gì đang được phát triển và không được phép tiết lộ ra bên ngoài. Vì thế Jobs cũng nổi danh như một kẻ điều khiển nô lệ tối ưu. Hơn nữa, hãng còn được biết đến vì hay cung cấp thông tin gây lạc hướng về kế hoạch sản phẩm cho chính nhân viên của hãng. Bên cạnh đó, ông và những người bạn thân tiếp tục giữ giá thành sản phẩm vượt xa tầm tay của nhiều người.

7. Larry Ellison

Jerk là một từ mạnh mẽ nhưng nó thường được sử dụng để mô tả CEO Ellison của Oracle. Ông nổi tiếng là kiêu ngạo và cổ vũ cho một văn hóa tàn khốc. Đó là giao dịch và mua lại (trong số những đối thủ của họ). Ellison cũng hay khoe khoang quá lố sự giàu có của ông.

8. Steve Ballmer

Steve Ballmer – CEO của Microsoft không thích tự cao tự đại như Ellison nhưng ông lại nổi danh như một kẻ bắt nạt kém cỏi. Ông là người phụ trách của một hãng công nghệ mà nhiều người muốn nhìn thấy chúng thất bại. Lịch sử dài của Microsoft với một nguồn lợi nhuận khổng lồ đã làm mưa làm gió trong lĩnh vực phần mềm.

9. Mark Zuckerberg

Zuckerberg là ngôi sao đang nổi, đã tạo ra một mạng xã hội có tên gọi Facebook nhưng các chiến thuật lén lút của ông để lấy thông tin cá nhân (thay đổi các điều khoản và điều kiện bảo mật) và đẩy mạnh doanh thu quảng cáo (thông qua chương trình Beacon lưu vết các hoạt động của người dùng trên các trang web khác và công khai chúng trên Facebook). Điều đó đã khiến ông trở thành một “kẻ vô lại” trong thế giới Web 2.0.

10. Bill Gates

Vì sao mà nhà từ thiện nổi tiếng Bill Gates cũng bị liệt kê vào danh sách những người hùng “ma mãnh” ? Đó là vì trong nhiều thập kỷ, đồng sáng lập Microsoft đã sử dụng sự thống trị của Windows để đẩy các chiến thuật kinh doanh khả nghi nhằm kìm hãm các đối thủ cạnh tranh trong nhiều thị trường khác nhau. Bên cạnh đó, ông còn là một doanh nhân tàn nhẫn, người không bao giờ chơi theo luật. Nhưng Gate đã làm cho mọi người sửng sốt với công việc từ thiện của mình từ khi rời khỏi Microsoft. Điều này có lẽ là ông muốn để mọi người quên đi những hành động trong quá khứ khi ông còn nắm quyền điều hành một hãng công nghệ lớn.

Xem thêm:

Thứ Năm, 19/04/2018 09:22
3,52 👨 1.750
0 Bình luận
Sắp xếp theo