Mỗi sản phẩm công nghệ đều có một “người cha” nhưng trong hầu hết các trường hợp “ánh hào quang” của “đứa con” đã làm lu mờ tên tuổi của họ.
Có thể, trong thế giới công nghệ bạn đã từng nghe đến tên tuổi của Tim Berners-Lee như người khai sinh ra Worl Wide Web, Vint Cerf người cha của Internet hay Bob Metcalfe đã khai sinh ra mạng Ethernet. Nhưng có thể một vài tên tuổi của những “người cha” của các sản phẩm nổi tiếng khác dưới đây bạn lại chưa từng nghe tên.
Marty Cooper – Nguời cha của điện thoại di động
Cooper là người khai sinh ra hệ thống điện thoại tần số radio vào năm 1973 trong khi ông làm việc tại hãng Motorola. Đồng thời ông cũng là người đầu tiên thực hiện cuộc gọi từ một chiếc di động, ông đã gọi cho đối thủ cạnh tranh của mình ở Bell Labs. Marty Cooper lấy cảm ứng sáng tạo cho sản phẩm này khi ông xem thuyền trưởng Kirk nói vào thiết bị liên lạc trong bộ phim Star Trek. Hiện, Cooper đang đảm đương chức vụ CEO của hãng ArrayComm.
Mike Lazaridis – Cha đẻ của BlackBerry
Năm Lazaridis lên 5 tuổi, gia đình ông sống ở Canada và khi 12 tuổi, Mike Lazaridis đạt giải thưởng vì đã đọc hết các cuốn sách về khoa học tại thư viện công. Ông bỏ học và bắt đầu làm việc cho hãng RIM (Canada) vào năm 1984. Và tiếp đó ông đã phát triển ra mẫu di động BlackBerry hiện đang là “con át chủ bài” của hãng. Năm 2000, ông đầu tư 100 triệu USD để thành lập một viện nghiên cứu và phát triển các thuyết vật lý.
Tony Fadell – Người cha của iPod
Fadell bắt đầu sự nghiệp như một tư vấn viên và chính thức trở thành thành viên đầu tiên trong đội kỹ sư phần cứng cho iPod của hãng Apple năm 2001. Và hiện ông đang đảm đương chức vụ Phó Chủ tịch của mảng iPod. Vậy tại sao cha đẻ của một sản phẩm nổi tiếp trên thị trường như iPod tại sao bạn lại không biết đến?
Có vẻ như đội ngũ những người làm truyền thông của Apple muốn giữ “bí mật” này.
John Backus
Backus từng là nhà khoa học của hãng IBM phát triển ngôn ngữ lập trình biên dịch Fortran (hay còn được viết hoa là FORTRAN) được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran". Fortran được coi như ngôn ngữ lập trình cho máy tính được sử dụng rộng dãi đầu tiên trên thế giới. Backus đã qua đời năm ngoái ở tuổi 82
Jack Nilles
Nille đã tạo ra thuật ngữ telecommuting (làm việc từ xa) từ đầu những năm 70 trong khi ông làm việc tại trường đại học Nam California. Ông đã thành lập hãng tư vấn quản trị JALA International năm 1980. Ông đã thiết kế các phương tiện hàng không cho U.S. Air Force và NASA.
Doug Engelbart
Tiến sĩ Douglas Engelbart người Mỹ chính thức cho ra mắt chuột máy tính trong một bài phát biểu năm 1968.
Douglas Engelbart chào đời năm 1925, tại bang Oregon, Mỹ. Năm 1942, ông theo học ngành kỹ sư điện tử tại trường đại học bang Oregon, sau hai năm gián đoạn để gia nhập quân đội, ông tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm 1948. Ra trường, ông làm việc tại phòng thí nghiệm NACA Ames, tiền thân của NASA ngày nay.
Gary Thuerk – “Khai sinh” thư rác
Năm 1978, Thuerk đang làm việc tại hãng Digital Equipment Corp đã gửi email đến hàng trăm địa chỉ trong mạng ARPANET được coi là thư rác đầu tiên trên thế giới. Cùng với thời gian, ngày nay có đến khoảng 80 đến 90% thư được coi là thư rác và có vẻ không ai biết chúng đến từ đâu và làm sao để ngăn chặn chúng.
John Cioffi
Có lẽ một trong những nguyên nhân mà ít người đến Cioffi như cha đẻ của khả năng kết nối băng rộng là vì ông hay “xấu hổ” khi xuất hiện trước công chúng. Ông là một giáo sư của trường đại học Stanford và thử nghiệm triển khai kết nối băng rộng qua dây đồng và phát triển công nghệ kết nối nhanh DSL (digital subscriber line). Năm 1991 ông rời bỏ Stanford và thành lập công ty viễn thông Amati Communications.
James Gosling
Gosling có vẻ là người khá hài hước khi trong blog của mình năm 2006 ông đã viết rằng cả vợ và những đứa con của ông chưa bao giờ thấy ông không có râu. Ngôn ngữ lập trình Java được ông sáng tạo năm 1991 tại hãng Sun.
Vic Hayes
Ông là một kỹ sư điện sinh ra ở Hà Lan. Ông ít được biết đến với những công nghệ “ma thuật” hơn là những kỹ năng ngoại giao. Ông là trưởng nhóm phát triển chuẩn kết nối không dây IEEE 802.11. Hiện ông đang nghiên cứu tại đại học công nghệ Delft ở nơi ông sinh ra.