Everipedia vừa tuyên bố người đồng sáng lập Wikipedia Larry Sanger sẽ tham gia cùng họ, chuẩn bị đưa cuốn bách khoa toàn thư trên mạng lên blockchain.
Blockchain là công nghệ được Bitcoin, Ethereum và nhiều đồng tiền ảo khác sử dụng, nhưng ứng dụng của nó còn đi xa hơn thế. Ý tưởng tạo ra một bách khoa toàn thư phi tập trung là một trong số đó.
Blockchain là gì? Bong bóng hay cuộc cách mạng thực sự sau Internet?
Đồng sáng lập của Everipedia CEO Theodor Forselius nói: “Chúng tôi tin rằng có thể xây dựng một thứ gì lớn hơn và tốt hơn Wikipedia, bằng cách phi tập trung Everipedia, chúng ta sẽ có thể chia sẻ kiến thức rộng hơn phạm vi người dùng vốn có”.
Đưa kiến thức lên blockchain như thế nào?
Everipedia hiện đang dùng hệ thống điểm tính bằng IQ để người dùng tạo và sửa bài viết. Tới tháng 1, khi chuyển sang blockchain, Everipedia sẽ chuyển điểm IQ này sang tiền dựa theo token, biến tài sản trí tuệ thành tài sản thực sự.
Từ đó, khi tạo và sửa bài viết, người dùng đều kiếm được token, đóng vai trò như một dạng cổ phiếu. Để ngăn kẻ xấu cố tình tạo nội dung sai lệch để kiếm tiền, Everipedia buộc người dùng đặt token trước để đăng nội dung. Nếu bài viết được chấp thuận thì sẽ nhận lại token cùng khoản thưởng thêm, nếu không sẽ mất token.
Theo Foselius, những lợi ích của việc chuyển kiến thức lên blockchain là rất nhiều. Người dùng không còn viết miễn phí nữa. “Ở những nơi mà Wikipedia có nhiều người dùng hoạt động như Ấn Độ, tất cả đều viết miễn phí. Nên ý tưởng trở thành cổ đông cho những gì họ tạo ra và nhận lại giá trị bằng tiền khiến tôi rất vui”.
Đồng sáng lập Everipedia Travis Moore, Theodor Forselius và Larry Sanger
Ngoài ra, lợi thế chính của blockchain là biến Everipedia thành một kho kiến thức ngang hàng, không có máy chủ tập trung, không có chi phí máy chủ. Quan trọng nhất là Everipedia sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lợi ích chính trị như kiểm duyệt nội dung.
Hiện có khoảng 3 triệu người dùng mỗi tháng, Everipedia là bách khoa toàn thư bằng tiếng Anh trực tuyến lớn nhất thế giới, một phần vì nó lấy nguồn từ các bài viết trên Wikipedia. Có được quyền tiếp cận kiến thức trên toàn cầu sẽ là thay đổi lớn cho các nhà nghiên cứu, giới học thuật hay bất cứ ai quan tâm vốn bị chặn thông tin vì nhiều lý do.