Đến hẹn lại lên, AV-Comparatives, một trong những công ty đánh giá dịch vụ bảo mật uy tín thế giới, vừa phát hành báo cáo định kỳ đánh giá các sản phẩm phần mềm chống virus tốt nhất tính đến hết tháng 3 năm 2022. Sẽ không có gì quá đáng chú ý nếu AV-Comparatives không chỉ ra rằng Microsoft Defender có tỷ lệ phát hiện rủi ro bảo mật ngoại tuyến kém nhất trong danh sách, chỉ đạt mức 60,3%.
Nói cách khác, chương trình antivirus nội bộ của Microsoft chủ yếu triển khai hoạt động bảo vệ hệ thống dựa trên đám mây và kết nối internet. Đây thực sự là một vấn đề đáng lưu tâm với những người đang sử dụng công cụ này như một giải pháp bảo mật chính yếu cho hệ thống của mình.
Tuy vậy, tỷ lệ phát hiện và bảo vệ trực tuyến của Microsoft Defender lại nằm trong top đầu theo đánh giá của AV-Comparatives. Trong trường hợp bạn đang tự hỏi sự khác biệt giữa bảo vệ (Malware Protection Test) và phát hiện (File Detection Test) trong đánh giá của AV-Comparatives là gì, định nghĩa cơ bản như sau:
“Quy trình File Detection Test (Kiểm tra phát hiện tệp độc dại) mà chúng tôi thực hiện với các đánh giá chuyên sâu của mình là chỉ kiểm tra khả năng của các chương trình bảo mật trong việc phát hiện một tệp chương trình độc hại trước khi thực thi.
[..] Quy trình Malware Protection Test (Kiểm tra bảo vệ phần mềm độc hại) không chỉ liên quan đến việc đánh giá tỷ lệ phát hiện mã độc, mà còn kiểm tra khả năng bảo vệ, tức là khả năng ngăn một chương trình độc hại thực sự thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống”.
Dưới đây là danh sách so sánh về về tỷ lệ phát hiện ngoại tuyến và trực tuyến cũng như tỷ lệ bảo vệ chống mã độc giữa các giải pháp phần mềm antivirus phổ biến theo đánh giá của AV-Comparatives:
Đây là bảng phân tích tỷ lệ bảo vệ của các chương trình antivirus khác nhau. Tổng cộng 10.040 mẫu độc hại đã được AV-Comparatives sử dụng để thử nghiệm:
Kết quả phân tích đầy đủ toàn bộ dữ liệu Malware Protection Test của AV-Comparatives trong tháng 3/2022 như sau:
Xét về tổng thể, Microsoft Defender vẫn là một giải pháp bảo mật hiệu quả với chứng nhận ADVANCED+ từ AV-Comparatives. Cùng đạt thành thích này còn có hàng loạt công cụ bảo mật nổi tiếng khác như Avast, AVG, Bitdefender hay McAfee. Tuy nhiên, như đã đề cập, người dùng sử dụng Microsoft Defender như một công cụ bảo mật ngoại tuyến có lẽ cần cần nhắc lại về quyết định của mình.
Bạn có suy nghĩ thế nào về kết quả đánh giá trên? Hãy để lại ý kiến bình luận nhé!