Màn hình điện thoại không thể vỡ, chỉ cần vài giọt nước là vết nứt tự lành

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại kính có thể tự lành khi tiếp xúc với nước. Trong quá trình nghiên cứu một thứ khác, họ đã tình cờ phát hiện ra rằng việc kết hợp một chuỗi acid amino (peptide) với nước sẽ tạo ra thủy tinh cứng sau khi nước bay hơi.

Thủy tinh cứng trong suốt kể cả nhìn trong điều kiện ánh sáng bình thường lẫn dưới ánh sáng hồng ngoại và có chiết suất (chỉ số khúc xạ) gần bằng kính quang học thông thường.

Vật liệu thủy tinh mới được làm từ peptide và nước.

Đặc biệt, nếu bị nứt, chỉ cần vài giọt nước là kính peptide có thể tự lành lại. Sau khi được cung cấp độ ẩm các vết xước và vết lõm biến mất. Tuy nhiên, loại kính này lại có một vấn đề là nếu nó bị mất quá nhiều nước có thể bị nứt vì không đủ độ ẩm để giữ các phân tử peptide kết dính với nhau.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phát triển loại kính này vì cần kiểm soát được độ cong của nó.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà các nhà nghiên cứu cần khắc phục là khả năng nước lọt vào các bộ phận bên trong điện thoại thông minh.

Điện thoại thông minh thông thường cần có kính màn hình phẳng, còn với điện thoại màn hình gập thì màn hình bằng kính của chúng cần phải có khả năng uốn cong ở đường gấp.

Các nhà nghiên cứu sẽ phải tìm hiểu thêm để có cách kiểm soát tốt hơn hình dạng thành phẩm của loại kính peptide này, và tìm cách ngăn ngừa nứt nẻ do mất nước nếu công nghệ này được sử dụng để chế tạo màn hình điện thoại thông minh.

Thứ Ba, 18/06/2024 14:48
12 👨 345
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ