Mã độc ẩn trong các bản cheat và mod nhắm mục tiêu đến cộng đồng game thủ

Thời gian gần đây, giới nghiên cứu bảo mật quốc tế đang ghi nhận xu hướng gia tăng trong các trường hợp tác nhân đe dọa nhắm mục tiêu vào cộng đồng game thủ. Thông qua các bản mod, cheat (gian lận) và thậm chí cả các bản vá lỗi trong hàng loạt trò chơi được kiểm duyệt, hacker sẽ cấy phần mềm độc hại (mã độc) có khả năng lấy cắp thông tin từ các hệ thống bị nhiễm, chủ yếu là PC của các game thủ hay những người làm việc trong ngành game.

Đáng chú ý, những kẻ tấn công chủ yếu sử dụng các kênh truyền thông xã hội và video hướng dẫn trên YouTube để quảng cáo các công cụ hack, cheat, hay những bản mod “trôi nổi” có chứa phần mềm độc hại do chính chúng phát triển. Khi nạn nhân tải một bản mod về máy và chạy nó, mã độc cũng lập tức lây lan trên hệ thống.

Trong vài tháng qua, các nhà nghiên cứu đến từ tổ chức an ninh mạng quốc tế Cisco Talos đã liên tục phát hiện ra nhiều chiến dịch sử dụng các chiến thuật nêu trên để thực hiện hành vi độc hại. Các chuyên gia cho biết họ đã "thấy một số công cụ nhỏ trông giống như các bản vá trò chơi, bản mod hoặc công cụ sửa đổi" được đính kèm với phần mềm độc hại khó hiểu, hiếm gặp.

“Kiểu tấn công này có thể được coi là là sự trở lại của các hình thức phát tán virus cổ điển - người chơi trò chơi điện tử không xa lạ gì với việc cần phải tránh tải nhầm phần mềm độc hại trong khi cố gắng can thiệp về mặt phần mềm game mà họ đang chơi, chẳng hạn như áp dụng bản mod”.

Một trong những chủng phần mềm độc hại được thường triển khai trên máy tính của game thủ bị nhiễm trong hình thức tấn công dạng này là XtremeRAT (hay còn gọi là ExtRat). Đây là một trojan truy cập từ xa (RAT) lâu đời, đã từng được sử dụng trong các cuộc tấn công có chủ đích của tội phạm mạng truyền thống ít nhất từ năm 2010.

Mã độc nhắm đến game thủ

XtremeRAT cho phép các nhà điều hành của nó lọc tài liệu khỏi những hệ thống bị xâm nhập, ghi lại các lần nhấn phím, chụp ảnh màn hình, ghi hình bằng webcam hoặc ghi âm bằng micro, tương tác trực tiếp với nạn nhân thông qua remote shell, v.v.

Khả năng ẩn mình của mã độc

Để tăng cường khả năng ẩn mình của mã độc, các tác nhân đe dọa thường sử dụng một trình mã hóa và shellcode phức tạp dựa trên VisualBasic nhằm cản trở các quy trình phân tích và phát hiện, đồng thời che giấu khối lượng cuối cùng được triển khai trong các cuộc tấn công của chúng.

Công cụ phân phối mã độc được triển khai trên hệ thống của game thủ thực thi các công cụ trò chơi độc hại cũng sử dụng các kỹ thuật tiêm mã khác nhau để cấy mã độc vào các quy trình mới trên hệ thống. Điều này làm cho việc phát hiện mã độc trở nên khó khăn hơn, vì nó cho  phép mã độc hại ẩn tải trọng cuối cùng khỏi một số phần mềm chống phần mềm độc hại.

Với xu hướng làm việc tại nhà trong thời kỳ dịch bệnh, việc sử dụng PC cá nhân để kết nối vào mạng công ty ngày càng gia tăng - đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ thống mạng doanh nghiệp.

Chủ Nhật, 04/04/2021 19:30
31 👨 680
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tấn công mạng