IIoT hứa hẹn sẽ cách mạng hóa việc sản xuất nhờ việc thu nhận và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ với tốc độ lớn hơn.
Industrial Internet of Things (IIoT) là gì?
IIoT là một phần có một khái niệm lớn hơn có tên Internet of Things (IoT - Vạn vật kết nối). IoT là việc kết nối các thiết bị, máy tính, đối tượng để thu thập và chia sẻ một lượng lớn dữ liệu. Dữ liệu này sẽ được gửi tới một dịch vụ đám mây tập trung, nơi nó tổng hợp dữ liệu và chia sẻ với người dùng cuối theo cách hữu ích cho họ. IoT sẽ tăng việc tự động hóa trong nhà ở, trường học, cửa hàng và nhiều ngành công nghiệp.
Việc ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp sản xuất được gọi là IIoT (Industrial Internet hay Industry 4.0). IIoT sẽ cách mạng hóa việc sản xuất nhờ việc thu nhận và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều trước đây. Nhiều công ty tiên phong đã bắt đầu áp dụng IIoT bằng cách sử dụng các thiết bị có kết nối mạng và trí tuệ nhân tạo trong nhà máy.
Lợi ích của IIoT?
IIoT có thể cải thiện đáng kể khả năng kết nối, hiệu quả, tầm ảnh hưởng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức. Các công ty nhận được lợi ích từ việc áp dụng IIoT qua cắt giảm chi phí là nhờ các khoản bảo trì có thể xác định trước, mức độ an toàn cao hơn và nhiều tiêu chí hiệu quả về vận hành khác.
Mạng lưới các thiết bị thông minh của IIoT cho phép các tổ chức truy cập nguồn dữ liệu khổng lồ, kết nối mọi người, dữ liệu, quy trình từ các nhà máy tới người quản lý. Những người đứng đầu doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác và đầy đủ về công việc của cả công ty, và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Hệ thống kết nối IIoT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Các giao thức IIoT
Một trong những vấn đề gặp phải trong việc chuyển giao sang IIoT là các thiết bị mạng khác nhau thường dùng các giao thức khác nhau để gửi và nhận dữ liệu. Dù hiện tại có nhiều giao thức liên lạc như OPC-UA, giao thức truyền tải MQTT (Message Queueing Telemetry Transport) nhanh chóng trở thành chuẩn cho IIoT bởi chi phí vận hành thấp, mô hình xuất bản/theo dõi và các khả năng vận hành song phương.
Thách thức mà IIoT phải đối mặt
Sự tương kết và bảo mật có lẽ là 2 thử thách lớn nhất khi triển khai IIoT. Nhà báo chuyên về công nghệ Margaret Rouse cho biết “mối quan ngại lớn nhất xung quanh IIoT là tính tương kết giữa các thiết bị và máy móc sử dụng giao thức và kiến trúc khác nhau”.
Các công ty cần bảo đảm an toàn cho dữ liệu của mình. Việc sử dụng nhiều cảm biến và các thiết bị kết nối mạng thông minh khác dẫn đến ngày càng nhiều lỗ hổng bảo mật. Cũng vì thế mà MQTT càng phổ biến hơn bởi đây là giao thức rất an toàn.
Tương lai của IIoT
IIoT được cho là một trong những xu hướng của các ngành công nghiệp hôm nay trong tương lai. Các ngành công nghiệp đều cố gắng hiện đại hóa hệ thống, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu mới, theo kịp thị trường với tốc độ ngày càng nhanh, đón đầu các công nghệ mới.
Các doanh nghiệp đã triển khai IIoT có được cải thiện đáng kể về sự an toàn, hiệu quả, lợi nhuận và hy vọng xu hướng ngày sẽ ngày càng được nhiều doanh nghiệp triển khai.
Xem thêm: