Học trực tuyến mạng nghẽn, mạng lag tại sao?

Học trực tuyến bị “rớt” mạng, học trực tuyến bị out ra, không vào được ứng dụng học trực tuyến… là phản ánh của nhiều người dùng trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, nhà mạng tại Việt Nam đều tham gia gói hỗ trợ, mở rộng băng thông nhằm đảm bảo đường truyền và ưu tiên định tuyến cho ứng dụng học trực tuyến. Vậy học trực tuyến bị “nghẽn, rớt” do đâu?

Học trực tuyến

Học trực tuyến bị lag là do nhà mạng?

Nhiều người dùng cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng nghẽn mạng, ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của học sinh, sinh viên là do đường truyền Internet cáp quang đến từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Nhưng thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới một buổi học trực tuyến gồm đường truyền Internet, hiệu năng của thiết bị, khả năng đáp ứng của ứng dụng học trực tuyến đó và máy chủ (server) mà ứng dụng đó đang sử dụng.

Hiện nay, các ứng dụng học trực tuyến phổ biến tại Việt Nam chủ yếu đến từ các nhà cung cấp quốc tế, đa phần máy chủ đặt ở nước ngoài. Vì vậy, khi người dùng sử dụng ứng dụng, tín hiệu Internet từ Việt Nam phải kết nối đi nước ngoài, và ngược lại. Mỗi gói tin phải đi qua nhiều chặng cáp quang đất liền và cáp quang biển xuyên quốc gia mới truyền tới được máy chủ. Do đó, để các ứng dụng học tập trực tuyến hoạt động được trơn tru thì không chỉ phụ thuộc vào đường truyền tại Việt Nam mà việc liên quan tới đường truyền tại nước ngoài.

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, đa số thuê bao cáp quang (FTTH) trong nước hiện nay có băng thông thực tế là 60-100 Mbps, đã tăng gấp đôi theo cam kết của các nhà mạng trong giai đoạn dịch. Mạng băng rộng di động có tốc độ trung bình tải xuống/tải lên đạt 42/20 Mbps. Các chỉ số này đáp ứng tốt phần kết nối truy nhập và kết nối trong nước.

Với thuê bao FTTH, có thể dùng đến 8 kết nối Zoom đồng thời xem video streaming trên các nền tảng như YouTube, Netflix. Với băng rộng di động cũng đáp ứng tốt cho ít nhất 5 đường kết nối Zoom.

Zoom hiện không có máy chủ ở Việt Nam, trung tâm dữ liệu của ứng dụng này gần nước ta nhất là nằm ở Singapore, Hongkong, Trung Quốc Đại lục.

Nhưng hiện nay, 2 tuyến cáp AAG, AAE-1 đang gặp sự cố, ảnh hưởng đến lưu lượng Internet quốc tế từ Việt Nam đi Singapore và Hongkong.

Vì vậy, lưu lượng Zoom từ Việt Nam đến máy chủ ở Singapore và Hongkong cũng bị ảnh hưởng.

Tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của Việt Nam là 18 Tbp, thấp hơn so với mức độ high-definition video của 20 triệu học sinh, sinh viên dùng Zoom (1 Mbps x 20 triệu = 20 Tbps).

Ngoài ra, khi nhu cầu của người dùng Internet ở Việt Nam vào một dịch vụ cụ thể tăng đột biến, nếu máy chủ của ứng dụng học trực tuyến không được đơn vị quản lý phân bổ đủ tài nguyên thì sẽ khiến luồng dữ liệu từ thiết bị của người dùng nằm ở "nút thắt cổ chai". Có những người sẽ vượt qua được nhưng sẽ có những người bị “tắc tại nút cổ chai này”.

Thứ Tư, 22/09/2021 14:01
4,67 👨 8.976
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ