Hậu MWC 2019: 5G còn một chặng đường dài và đầy chông gai phía trước

Có thể nói 5G chính là điểm nhấn, giúp khuấy động thế giới công nghệ nửa đầu năm 2019. Chúng ta có thể thấy rõ điều này tại Triển lãm Di động Toàn cầu tổ chức tại Barcelona vừa qua, một loạt smartphone 5G mới được giới thiệu và ngay lập tức thu hút được sự chú ý lớn từ phía cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những cái gật đầu tán thưởng, cũng đã có không ít ý kiến đánh giá của các chuyên gia, giới quan sát khiến những người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực vận hành và triển khai 5G trên toàn thế giới phải suy nghĩ. Rõ ràng là 5G đang bắt đầu được triển khai, thế nhưng chuẩn kết nối mới này vẫn sẽ phải đối mặt với một chặng đường dài và đầy chông gai phía trước.

Có thể nói 5G chính là điểm nhấn, giúp khuấy động thế giới công nghệ nửa đầu năm 2019 này

Tập đoàn thương mại GSMA, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức Mobile World Congress 2019, đã ước tính rằng các nhà mạng sẽ phải chi ra ít nhất 160 tỷ đô la hàng năm để triển khai mạng 5G trên toàn thế giới. Đó là còn chưa kể đến con số hàng nghìn tỷ USD cần thiết để xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng liên quan cho các sản phẩm như xe tự lái, thành phố thông minh và nội dung tương tác như thực tế ảo phát trực tiếp (live streaming virtual reality).

“Sự ra đời của 5G là một bước ngoặt mang tính cách mạng trong lĩnh vực truyền thông, góp phần thay đổi sâu sắc và toàn diện mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng trước khi thế giới được bao phủ bởi kết nối 5G, sẽ còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua, đặc biệt là trong việc đảm bảo huy động đủ số vốn hàng nghìn tỷ đô la đầu tư cần thiết”, Tony Wonfor, Giám đốc điều hành của công ty tài chính viễn thông Greensill, chia sẻ trong một báo cáo về chi phí triển khai 5G trên toàn thế giới.

Cụ thể hơn, báo cáo của Greensill đã ước tính và đưa ra chi phí thực tế để triển khai toàn diện 5G là ở mức 2.7 NGHÌN tỷ đô la, cho đến cuối năm 2020, đây là một khoản tiền lớn đến mức “khó tưởng tượng”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sẽ có đủ nhu cầu ngắn hạn cho các nhà mạng để xem đến việc lợi nhuận liệu có tương xứng với số vốn bỏ ra lớn đến như vậy. Việc huy động các khoản vay cần thiết để đầu tư cho kế hoạch này có thể khiến nhiều nhà mạng lâm vào hoàn cảnh bấp bênh về tài chính trong vài năm tới.

Chi phí thực tế để triển khai toàn diện 5G là ở mức 2.7 NGHÌN tỷ đô la

Tất nhiên, tại MWC năm nay cũng đã có nhiều gian hàng thú vị, chào mời và đem đến những góc nhìn dài hạn về các tuyệt tác mà có thể được 5G hỗ trợ một cách hoàn hảo, bao gồm robot tự động hóa, nhà máy được kết nối và xe hơi tự hành kết nối internet.

Đó là mục tiêu dài hạn trong tương lai, còn trước mắt, các nhà mạng đang hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ bị thu hút bởi những dịch vụ như chơi game trên đám mây và thực tế ảo không ràng buộc.

Ngoài ra, tại MWC năm nay, đã có những sự cường điệu không hề nhỏ xung quanh việc giới thiệu điện thoại 5G. Các thiết bị này tuy rất đắt tiền, nhưng lại không rõ chúng sẽ có thể cung cấp được cho người dùng những ứng dụng độc đáo nào, ngoài khả năng tải xuống các tệp tin khổng lồ với tốc độ cực nhanh. Tóm lại, vấn đề ở đây là tất cả lợi ích mà chúng ta đã biết về 5G khi chuẩn kết nối này được áp dụng trên điện thoại thông minh là cho tốc độ truyền tải dữ liệu cực nhanh, tất cả chỉ có vậy!

Mike Fries, Giám đốc điều hành của Liberty Global có trụ sở tại London, đã phát biểu trước một nhóm các nhà mạng, bàn thảo về những vấn đề đáng ngại đối với các mô hình kinh doanh cho 5G cần được giải quyết, rằng đã có không ít các nhà mạng ở châu Âu gặp khó khăn trong việc kiếm tiền, mà cụ thể ở đây là thu hồi vốn từ 4G, để bù đắp cho các khoản đầu tư cho việc triển khai công nghệ này, đặc biệt là trong trong bối cảnh cạnh tranh thì ngày càng gia tăng, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với giá dịch vụ lại ngày càng khắt khe hơn. Và những sự thua lỗ cũng đã được ghi nhận.

“Nhiều nhà mạng ở châu Âu đã có 10 năm liên tiếp chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu trong mảng kinh doanh kết nối internet di động, với vấn đề lớn nhất là giá cả dịch vụ. Người tiêu dùng luôn muốn có nhiều hơn với giá rẻ hơn, đây là tâm lý chung, và chúng ta cần phải tìm cách tháo ngỡ”.

Arm Client Line of Business

Trong vài năm tới, Hoa Kỳ vẫn dự kiến sẽ là quốc gia dẫn đầu trong việc tung ra kết nối 5G, tiếp theo nhiều khả năng sẽ là Trung Quốc và sau đó là Châu Âu. Báo cáo của GSMA cũng ước tính rằng, cho đến năm 2025, mới chỉ có khoảng 15% trong tổng số lưu lượng kết nối di động được thực hiện trên mạng 5G.

Nandan Nayampally, phó chủ tịch và tổng giám đốc của hãng sản xuất chip Arm Client Line of Business, cho biết ông kỳ vọng vào một sự phát triển ổn định hơn của kết nối 5G thay vì tốc độ triển khai, và một phần công việc của vị phó chủ tịch này là tìm kiếm và khuyến khích việc triển khai các thiết bị thực sự có thể tận dụng được sức mạnh của 5G.

“Tuy khó khăn, thế nhưng tin tốt là 5G vẫn đang trên đà tiếp tục được triển khai từng bước. Các thiết bị cầm tay hiện đã có khả năng chạy theo tiêu chuẩn 5G. Nhưng tôi nhận định rằng năm 2020 mới là thời điểm mà chúng ta sở hữu các thiết bị thực sự có thể khai thác được tiềm năng của mạng 5G, còn năm 2019 này thực ra sẽ chỉ là bước đệm cần thiết mà thôi”, ông Nandan Nayampally chia sẻ.

Cisco

Tuy nhiên, sự lạc quan của các chuyên gia vẫn còn rất mạnh mẽ. Trong một bài phát biểu khác, Giám đốc điều hành của Cisco Chuck Robbins nói rằng cuối cùng, 5G sẽ mang đến sự đổi mới cực kỳ lớn và toàn diện, có thể thay đổi gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.

Thứ Ba, 05/03/2019 10:10
53 👨 184
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ