Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của hàng tỷ ngôi sao lấp lánh trong bức ảnh mới nhất của kính thiên văn Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA lại tiếp tục cho thấy tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn học, khi mang về cho nhân loại bức ảnh có một không hai cho thấy vô số ngôi sao cùng tỏa sáng lung linh, đẹp đến mức “choáng ngợp”. Đây chính là một phần của cụm sao cầu cực lớn nằm trong thiên hà Messier 55.

Một cụm sao cầu (quần tinh cầu hoặc đám sao cầu) về cơ bản là một nhóm gồm hàng chục nghìn hoặc thậm chí hàng triệu ngôi sao, được liên kết rất chặt bởi lực hấp dẫn và đây cũng chính là nhân tố khiến chúng có dạng hình cầu. Cụm sao cầu là một dạng của các cụm sao, với mật độ các sao tương đối cao khi hướng dần về tâm. Các cụm sao cầu thường được quan sát thấy trong vầng thiên hà.

Cụm sao cầu này rất khó quan sát từ Trái đất vì nó mờ nhạt và thiếu một nguồn sáng mạnh mẽ ở khu vực trung tâm gắn kết. Nó cũng nằm trong một vùng bầu trời thấp phía trên đường chân trời khi nhìn từ bán cầu bắc, nơi mà sự giao thoa từ bầu khí quyển của Trái đất là mạnh nhất. Nhưng Hubble thì khác. Kính thiên văn 30 năm tuổi này có thể quan sát các ngôi sao riêng lẻ thuộc cụm sao cầu M55 nhờ vào vị trí của nó trong không gian, cụ thể là nằm trên hơi nước trong khí quyển và do đó ít bị biến dạng hơn.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của hàng tỷ ngôi sao lấp lánh trong bức ảnh mới nhất của kính thiên văn Hubble

Như đã đề cập, cụm sao rực rỡ này chỉ là một phần nhỏ của thiên hà Messier 55. Nằm cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng, cụm sao này có đường kính khoảng 100 năm ánh sáng và chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ thiên hà.

Bạn cũng có thể xem hình ảnh rộng hơn của thiên hà Messier 55 do Đài thiên văn Nam châu Âu (European Southern Observatory) cung cấp. Hình ảnh rộng hơn này là một phần của dự án thu thập dữ liệu từ nhiều cuộc khảo sát thiên văn của ESO trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến năm 2006, với thành quả quả là sự ra đời của một phiên bản số hóa. Kể từ đó, hình ảnh chi tiết hơn về thiên hà đã có thể chụp được bằng kính viễn vọng mặt đất hồng ngoại VISTA cho thấy sự phân bố của các ngôi sao.

Vì hình ảnh từ VISTA được chụp bằng tia hồng ngoại và thể hiện dưới ánh sáng khả kiến, các ngôi sao đều có màu vàng giống nhau. Nhưng vì Hubble nhìn vào bước sóng quang học nên nó có thể chọn ra các màu sắc khác nhau của ánh sáng sao. Những gam màu khác này nhau tương ứng với nhiệt độ của ngôi sao đó.

Việc nghiên cứu những cụm sao khổng lồ dạng này có thể giúp các nhà thiên văn học tìm hiểu thêm về sự tiến hóa của các ngôi sao cũng như toàn bộ thiên hà chứa chúng.

Thứ Sáu, 31/03/2023 01:09
41 👨 190
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ