Quản Trị Mạng - Với tính năng mới này, Facebook sẽ gửi thông báo nếu ai đó cố gắng truy cập vào 1 thành phần hoặc thiết bị nào đó chưa được đăng ký đầy đủ, nhưng trước tiên tính năng này phải được kích hoạt thông qua đường dẫn My Account > Settings.
Trong mục Account Security, người dùng có thể lựa chọn "receive notifications for logins from new devices". Khi 1 người sử dụng cố gắng truy cập, Facebook sẽ hỏi thông tin về tên máy tính và tự động gửi email thông báo về tài khoản mà người dùng đã đăng ký trước đó. Nếu bạn chọn tính năng "Don't ask me again for this computer", Facebook sẽ ghi nhớ toàn bộ thông tin về thiết bị đó. Các tùy chọn để nhận tin nhắn SMS thông báo không có sẵn trong cuộc kiểm tra này, và những người dùng ở Đức hoặc Anh cũng chưa thể sử dụng được tính năng này.
Email thông báo về những sự cố, những thao tác truy cập nhiều lần chỉ bao gồm tên máy tính mà người dùng sử dụng. Ngoài ra không còn bất cứ thông tin nào có thể sử dụng để theo dõi những người cố gắng truy cập vào tài khoản Facebook của bất kỳ ai như địa chỉ IP, các form nhận dạng… Nói theo cách khác, ngay cả khi các thiết bị, thành phần được đăng ký, nhưng đối với các trình duyệt có cookies lưu trữ thì mọi việc lại hoàn toàn khác. Người sử dụng thay thế giữa Firefox và Chrome phải tiến hành đăng ký trên cả 2 trình duyệt, còn đối với các ứng dụng iPhone khác thì quá trình đăng ký này đã được bỏ qua trong thời điểm hiện tại.
Facebook cũng có kế hoạch yêu cầu thêm nhiều thông tin để xác nhận người dùng trong trường hợp bị nghi là "suspicious login" – đăng nhập bất hợp pháp. Ví dụ như yêu cầu nhập ngày tháng năm sinh hoặc nhận dạng 1 người bạn nào đó trong bức ảnh. Nhưng những ý tưởng trên có thể sẽ gây ra nhiều lỗi hơn trong thực tế, vì chỉ cần tưởng tượng và suy luận logic là sẽ có tới vài ngàn người bạn. Đây là lý do tại sao ý tưởng trên vẫn chưa đi vào thực tế. Trong thực tế, những trường hợp đăng nhập nhiều lần sử dụng nhiều proxy khác nhau cũng không kích hoạt yêu cầu thông tin nhận dạng.
Trong mục Account Security, người dùng có thể lựa chọn "receive notifications for logins from new devices". Khi 1 người sử dụng cố gắng truy cập, Facebook sẽ hỏi thông tin về tên máy tính và tự động gửi email thông báo về tài khoản mà người dùng đã đăng ký trước đó. Nếu bạn chọn tính năng "Don't ask me again for this computer", Facebook sẽ ghi nhớ toàn bộ thông tin về thiết bị đó. Các tùy chọn để nhận tin nhắn SMS thông báo không có sẵn trong cuộc kiểm tra này, và những người dùng ở Đức hoặc Anh cũng chưa thể sử dụng được tính năng này.
Email thông báo về những sự cố, những thao tác truy cập nhiều lần chỉ bao gồm tên máy tính mà người dùng sử dụng. Ngoài ra không còn bất cứ thông tin nào có thể sử dụng để theo dõi những người cố gắng truy cập vào tài khoản Facebook của bất kỳ ai như địa chỉ IP, các form nhận dạng… Nói theo cách khác, ngay cả khi các thiết bị, thành phần được đăng ký, nhưng đối với các trình duyệt có cookies lưu trữ thì mọi việc lại hoàn toàn khác. Người sử dụng thay thế giữa Firefox và Chrome phải tiến hành đăng ký trên cả 2 trình duyệt, còn đối với các ứng dụng iPhone khác thì quá trình đăng ký này đã được bỏ qua trong thời điểm hiện tại.
Facebook cũng có kế hoạch yêu cầu thêm nhiều thông tin để xác nhận người dùng trong trường hợp bị nghi là "suspicious login" – đăng nhập bất hợp pháp. Ví dụ như yêu cầu nhập ngày tháng năm sinh hoặc nhận dạng 1 người bạn nào đó trong bức ảnh. Nhưng những ý tưởng trên có thể sẽ gây ra nhiều lỗi hơn trong thực tế, vì chỉ cần tưởng tượng và suy luận logic là sẽ có tới vài ngàn người bạn. Đây là lý do tại sao ý tưởng trên vẫn chưa đi vào thực tế. Trong thực tế, những trường hợp đăng nhập nhiều lần sử dụng nhiều proxy khác nhau cũng không kích hoạt yêu cầu thông tin nhận dạng.