Để hiện đại hóa tăng chất lượng dịch vụ thì chuyển đổi số là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Và bước đi đầu tiên cũng là bước đi hiệu quả, mạnh mẽ nhất chính là áp dụng điện toán đám mây.
Điện toán đám mây được Eric Griffith ví von như “phép ẩn dụ cho internet". Nếu internet cho phép bạn truy cập đến các trang web, tài nguyên mà không cần lưu trữ chúng trong máy thì tương tự điện toán đám mây cho phép bạn truy cập đến những quy trình nghiệp vụ, phần mềm, nền tảng, cơ sở hạ tầng mà bạn (hoặc doanh nghiệp của bạn) không lưu trữ chúng trong hệ thống máy tính của công ty.
Dưới đây là bảng báo cáo tài chính dự đoán doanh thu toàn cầu cho từng ứng dụng điện toán đám mây (Đơn vị: Triệu Đô-la) của Gartner cho thấy sự bùng nổ của ngành kinh doanh này.
Vậy điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (Cloud computing) là các tài nguyên hệ thống máy tính có sẵn, có khả năng lưu trữ dữ liệu và sức mạnh tính toán mà không cần sự quản lý chủ động trực tiếp của người dùng.
Nói cách khác, điện toán đám mây là tập hợp các hệ thống máy chủ được lưu trữ trên Internet để thay thế các máy chủ cục bộ lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu. Tùy theo chức năng và cấu tạo các tầng hệ thống, người ta phân chia ra các loại dịch vụ điện toán đám mây, phổ biến nhất là SaaS, PaaS và IaaS. Bên cạnh đó còn một vài loại dịch vụ khác: BPaaS, DaaS…
● IaaS (Infrastructure as a Service): cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ. Dịch vụ này cho phép người dùng thuê các cơ sở hạ tầng: máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng…thông qua truy cập Internet. Một vài dịch vụ IaaS phổ biến hiện nay như: Google Compute Engine(GCE), Amazon Web Services (AWS EC2), Microsoft Azure...
● PaaS (Platform as a Service): nền tảng dưới dạng dịch vụ. Dịch vụ này cho phép người dùng thuê các nền tảng: phần mềm trung gian kết nối hệ điều hành và ứng dụng cần thiết, các tools phát triển, quản lý cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, phần mềm bảo mật… Với việc sử dụng dịch vụ này, các nhà phát triển có thể tập trung vào việc phát triển phần mềm mà không cần xây dựng nền tảng, giúp giảm tải gánh nặng chuyên môn rất nhiều cho các nhà phát triển. Một vài dịch vụ PaaS phổ biến hiện nay như: AWS Elastic Beanstalk, Google App Engine(GAE), Windows Azure, Force.com...
● SaaS (Software as a Service) - Phần mềm dưới dạng dịch vụ: Dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng các phần mềm (phục vụ cho các end users). Do đó, các nhà phát triển không phải quan tâm đến các cơ sở hạ tầng hay các nền tảng mà có thể phát triển phần mềm thông qua Internet. Một vài dịch vụ SaaS phổ biến hiện nay như: facebook, youtube, gmail...
Câu chuyện chuyển đổi số
Nhu cầu chuyển đổi số được hình thành khi người dùng muốn giảm thiểu mức độ can thiệp kỹ thuật vào hệ thống.
Giả sử khi bạn muốn xây dựng một trang web để bán robot hút bụi, bạn đã có một đội developer phát triển phần mềm cho bạn và chỉ cần một nơi lưu trữ dữ liệu, một máy chủ để có thể truy cập từ xa mọi lúc mọi nơi. Khi đó, bạn có thể thuê các dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS) như EC2, GCE hay BizFly Cloud ở Việt Nam…
Giả sử sau khi đã phát triển website, bạn muốn xây dựng thêm ứng dụng di động để khách hàng của bạn có thể tùy chọn truy cập trên bất cứ nền tảng nào. Khi đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ nền tảng (PaaS) như GAE. Công cụ này còn hỗ trợ bạn phân tích mức độ sử dụng ứng dụng, hỗ trợ rất nhiều cho bạn khi lên chiến lược marketing.
Và giả sử rằng bạn cần một phần mềm quản lý hóa đơn điện tử, hay phần mềm quản lý khách hàng, dịch vụ quảng bá sản phẩm thì bạn có thể sử dụng dịch vụ phần mềm (SaaS). Bạn có thể dễ dàng theo dõi, so sánh, đánh giá dữ liệu về hóa đơn, đồng loạt quản lý website, app, Facebook, YouTube, Instagram… khi các dữ liệu này được quản lý tập trung.
Lợi ích chuyển đổi số
Dễ dàng nhận thấy chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
● Bảo mật: Theo xu hướng chung, các mạng doanh nghiệp nhỏ dễ vi phạm các quy tắc bảo mật hơn các mạng lớn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ, có đội ngũ chuyên biệt về an ninh luôn tổ chức kiểm tra, diệt trừ virus, mã độc… Các công cụ được cập nhật liên tục và đảm bảo tính sẵn sàng và kịp thời.
● Giá thành: Để thiết lập một cơ sở hạ tầng sơ khai thì giá cả bao gồm giá của vật tư thiết bị, giá của chi phí vận hành, bảo trì, giá của nguồn điện cung cấp, giá của các phần mềm chạy trên máy chủ… Điện toán đám mây rõ ràng giảm thiểu các chi phí đầu tư trả trước, chi phí vốn.
● Tốc độ: Theo xu hướng hiện tại, rất khó để có một công ty thiết lập cấu trúc dữ liệu hiệu quả hơn một doanh nghiệp điện toán đám mây. Khi lưu trữ trên hệ thống đám mây, dữ liệu của bạn, dù phức tạp đến thế nào cũng có thể lưu trữ và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên Internet. Nếu bạn chọn công ty lưu trữ cẩn thận, bạn không bao giờ phải lo lắng về dịch vụ của mình bị chậm lại do nhu cầu mở rộng.
● Mở rộng toàn cầu: Các dịch vụ điện toán đám mây cho phép một tổ chức hoạt động đa quốc gia mà không gặp bất cứ trục trặc nào.
● Năng suất: Giảm thiểu những công việc khó khăn về mặt kỹ thuật giúp bạn tập trung phát triển các ý tưởng kinh doanh.
● Hiệu suất: Các công ty điện toán đám mây liên tục nâng cấp tài nguyên giúp bạn có thể sử dụng tài nguyên tốt hơn với số tiền ít hơn.
Tự Động Hóa - Lên Mây Hóa Cùng BizFly tại: https://bizflycloud.vn/.
Nhận Tư Vấn Qua Tổng Đài Hỗ Trợ: 024 7302 8888/ 028 7302 8888
BizFly Cloud - Nâng Cấp Hạ Tầng - Nâng Tầm Doanh Nghiệp