Ẩn sau công bố về kiến trúc trung tâm dữ liệu thế hệ thứ tư (Gen 4) là thông điệp về vị trí và mục tiêu của Microsoft trong cuộc chiến với Google.
Và cả tham vọng về một bước tiến xa mà Microsoft đang nỗ lực để trở thành “một Google khác” trong cuộc cạnh tranh không khoan nhượng với đối thủ.
Trung tâm dữ liệu thế hệ thứ tư được Microsoft đặc biệt quan tâm, vì nó rất quan trọng đối với sự phát triển các phần mềm tích hợp đa dịch vụ, sẽ cung cấp framework cho hạ tầng của các trung tâm dữ liệu “đám mây” của công ty này trong vòng 5 năm tới. Sự xuất hiện của trung tâm dữ liệu thế hệ mới cũng đồng nghĩa với việc Microsoft chính thức chia tay với các trung tâm dữ liệu cũ, và động thái này được mô tả là “một trong những thay đổi đột phá nhất đối với các trung tâm dữ liệu trong vòng 30 năm trở lại đây”.
Microsoft muốn từ bỏ phương pháp thiết kế và xây dựng các trung tâm dữ liệu trên cơ sở các yêu cầu cụ thể, với giá thành rất cao và cùng với đó là những nguy cơ rủi ro về chậm tiến độ và quy mô không phù hợp có thể xảy ra. Gen 4, tên viết tắt của Trung tâm dữ liệu kiểu module thế hệ thứ tư, sẽ được xây dựng theo phương pháp chế tạo từng phần, mang lại nhiều tiện ích và khả năng mở rộng hệ thống không hạn chế.
Michael Manos, Tổng giám đốc toàn cầu phụ trách mảng các dịch vụ nền tảng của Micorosft đã viết trên blog cá nhân của mình: "Chúng tôi dự kiến sẽ chế tạo các phần thiết bị tại các nhà máy và sau đó sẽ ráp nối chúng tại một địa điểm ở khu vực trung tâm dữ liệu một cách nhanh chóng”.
Đây là một mô hình theo kiểu module kinh điển: nghĩa là khi dịch vụ cần được mở rộng, thì Microsoft sẽ đặt hàng thêm các hệ thống mới, và ráp nối vào mạng lưới hạ tầng hiện đại để làm tăng sức mạnh, tăng quy mô, hiệu suất và độ tin cậy của các trung tâm dữ liệu và những dịch vụ sử dụng chúng.
Microsoft còn tuyên bố rằng việc xây dựng Gen 4 cũng quan tâm đến mục tiêu bảo vệ môi trường, bởi vì lượng nước được sử dụng để làm mát cho các máy chủ Gen 4 ít hơn nhiều so với các trung tâm dữ liệu quy mô lớn đã từng được xây dựng. Nhưng đây không phải là lợi điểm chính của mô hình xây dựng kiểu này, mà những gì đáng kể nhất chính là Microsoft đang xây dựng triển khai một mô hình hệ thống trung tâm dữ liệu mà có thể được mở rộng quy mô từng phần dựa trên số các dịch vụ trực tuyến và lượng khách hàng tăng thêm đối với các dịch vụ đó.
Mô hình này đối các ngành khác không phải là điều gì mới mẻ, nó giúp giảm chi phí lắp đặt và tránh lãng phí do quy mô được xác định dựa trên nhu cầu thực tiễn, bên cạnh đó các chi phí vận hành như điện năng tiêu thụ và nước làm mát cũng được giảm đi đáng kể.
Cũng theo Manos, ý tưởng về Gen 4 được giám đốc bộ phận thiết kế phần mềm mới được bổ nhiệm của hãng là Ray Ozzie tình cờ phát hiện ra khi đang nghiên cứu về phần mềm tích hợp các dịch vụ, một hướng đi mới đầy thử thách mà Microsoft đang triển khai.
Từ hơn một thập kỷ trở lại đây, tính từ khi MSN và Hotmail chính thức đi vào hoạt động, Microsoft đã và đang quản lý những dịch vụ Internet với quy mô rất lớn. Nhưng đối với mô hình phần mềm tích hợp các dịch vụ mà hãng này đang theo đuổi, thì Microsoft cần phải trang bị cho mình khả năng linh hoạt trong việc cung cấp các dịch vụ thông qua Internet và cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, mà mỗi khách hàng đều có các yêu cầu của riêng mình.
Manos cũng cho hay, Microsoft ngày nay đã có hơn 240 sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Và mục tiêu của Microsoft là cung cấp thêm nhiều nữa dịch vụ của hãng này, cùng với Azure Services Platform, là platform được xây dựng dành cho các dịch vụ của các khách hàng.
Nhưng cũng có một mâu thuẫn nội tại bên trong Gen 4 được Manos chỉ ra. Mâu thuẫn đó nằm ở chỗ Microsoft đang cố gắng trở thành một Google thứ 2 để có thể đánh bại được đối thủ đang thống trị thị trường quảng cáo và tìm kiếm trực tuyến này. Và vì thế Microsoft không thể sử dụng các thiết bị máy chủ đơn thuần thế hệ cũ, với các phần mềm quản lí server giống như một hệ điều hành, chưa nói gì đến những dịch vụ theo yêu cầu và yêu cầu phải linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn lực.
Thay vào đó, Microsoft sẽ làm những gì mà Google đã làm: đó là đặt hàng các thiết bị chuyên biệt cho các phần của máy chủ. Google thường đặt hàng các mainboard theo yêu cầu cho máy chủ của hãng, bỏ qua các công ty chế tạo thiết bị gốc (OEM) trong lĩnh vực này và người khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm có thể tự xây dựng các máy chủ cho riêng mình.
Có thể khẳng định, Microsoft đã nhận thức được điều này và họ sẽ tự xây dựng các thông số kỹ thuật cho hệ thống các máy chủ của mình, Ở đây chỉ có một câu hỏi được đặt ra, đó là: ai sẽ chịu trách nhiệm phần lắp đặt? – Microsoft, các nhà chế tạo thiết bị gốc hay là các công ty lắp ráp hệ thống.
Manos nói: “Hãy xem cách một chiếc máy tính, ô-tô hay máy bay được xây dựng ngày nay. Các phần được chế tạo bởi các công ty khác nhau trên khắp thế giới, theo một bảng thông số kỹ thuật được định trước, và công việc lắp đặt sẽ diễn ra ở một địa điểm dựa trên yêu cầu thực tế về việc sử dụng sản phẩm đó”.
"Cũng như mô hình dây chuyền sản xuất Model-T của Henry Ford đã giúp giảm chi phí trong thời điểm thị trường ô tô đang giảm mạnh, chúng tôi hy vọng Gen 4 sẽ làm được điều tương tự đối với các trung tâm dữ liệu. Mọi thứ sẽ được chế tạo sẵn và lắp đặt tại nơi sử dụng”.
Có nhiều bí mật về Gen 4 mà Manos chưa tiết lộ. Chẳng hạn, chúng ta không biết được các đặc tính kỹ thuật của nó, hay thậm chí ai là tác giả của đề tài táo bạo này. Một điểm quan trọng nữa là chúng ta cũng chưa thể biết phần mềm nào sẽ được sử dụng để vận hành các trung tâm dữ liệu này. Câu trả lời cũng chỉ dừng ở mức phỏng đoán khi mà Mary Jo Foley thuộc Microsoft Watch đã có lần đề cập đến một dự án lập trình mạng tiên tiến nhất có mật hiệu là Trebuchet. Chúng ta cũng chưa biết được giao diện quản lý sẽ có hình dáng như thế nào.
Manos nói rằng công việc thiết kế Gen 4 đã diễn ra trong vòng một năm, dựa trên các kinh nghiệm của Microsoft tại các trung tâm dữ liệu ở Washington, Texas, và Illinois. Và liệu đến khi nào thì Microsoft sẵn sàng bắt đầu làm theo những kinh nghiệm của Google, đó là củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với các nhà chế tạo thiết bị gốc dành cho Server?
Để đánh bại Google, Microsoft sẽ trở thành Google
593
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Toán tử UNION ALL trong SQL Server
Hôm qua 3 -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Sửa lỗi ổ đĩa C bị chấm than vàng trên Windows 10
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Yêu cầu cấu hình Windows 11, cấu hình phần cứng tối thiểu Win 11
Hôm qua 37 -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua