Chiến dịch cực khủng của Interpol, bắt giữ 2.000 tội phạm mạng, thu giữ 50 triệu USD

Một chiến dịch truy quét quốc tế có tê First Light 2022 vừa được triển khai trên phạm vi toàn cầu. Hàng nghìn tội phạm mạng chuyên lừa đảo bằng kỹ thuật social engineering đã bị bắt và 50 triệu USD đã bị thu giữ.

Chiến dịch này do Cảnh sát quốc tế (Interpol) chủ trì với sự phối hợp/hỗ trợ của cảnh sát tại 76 quốc gia. First Light 2022 nhắm vào tội phạm mạng social engineering chuyên thực hiện lừa đảo qua điện thoại, lừa tình, lừa đảo xâm nhập email doanh nghiệp (BEC) và rửa tiền..

Social engineering là thuật ngữ mô tả một kỹ thuật tấn công của tin tặc. Bằng các phương pháp khác nhau, tin tặc thao túng nạn nhân, dụ dỗ nạn nhân hoặc giả làm cơ quan chức năng để đe dọa nạn nhân. Qua đó, chúng chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin nhạy cảm của nạn nhân.

Thông thường, tin tặc sẽ xây dựng một kịch bản thuyết phục, thực tế sau đó liên hệ với nạn nhân qua điện thoại hoặc email để thao túng họ.

Ví dụ, ở Việt Nam gần đây xuất hiện kiểu lừa đảo qua điện thoại. Tin tặc nói với nạn nhân rằng họ đang có liên quan tới một vụ án nghiêm trọng sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản ngân hàng để xác minh. Tiếp theo, chúng sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP... và thế là tiền trong tài khoản của nạn nhân biến mất.

Chiến dịch cực khủng của Interpol. bắt giữ 2.000 tội phạm mạng, thu giữ 50 triệu USD

Có rất nhiều kịch bản social engineering khác nhau. Thậm chí, nếu đối tượng có giá trị, tội phạm mạng sẵn sàng theo dõi để thu thập thông tin sau đó xây dựng một kích bản riêng.

Thường thì tin tặc sẽ lừa đảo tiền của nạn nhân nhưng cũng có một số tin tặc chỉ bán lại thông tin mà chúng thu thập được chứ không trực tiếp khai thác.

Chiến dịch First Light 2022 được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5/2022. Các kết quả thu được như sau:

  • Đột kích vào 1.770 địa điểm trên toàn cầu.
  • Khoảng 3.000 nghi phạm đã được xác định danh tính.
  • Khoảng 2.000 đối tượng điều hành, lừa đảo và rửa tiền đã bị bắt.
  • Khoảng 4.000 tài khoản ngân hàng bị đóng băng.
  • Thu giữ khoảng 50 triệu USD.

Các trường hợp nổi bật nhất gồm một đối tượng quốc tịch Trung Quốc đã lừa đảo 24.000 nạn nhân với số tiền lên tới 35,7 triệu USD và một vụ bắt cóc giả yêu cầu cha mẹ nạn nhân trả 1,575 triệu USD tiền chuộc.

Cũng theo Interpol, kiểu lừa đảo việc làm theo mô hình Ponzi như làm đối tác thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh cửa hàng điện tử đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, kiểu lừa đảo bằng cách giả mạo cơ quan chức năng hoặc mạo danh quan chức để đe dọa nạn nhân cũng là một xu hướng đáng quan tâm trong năm nay.

Thứ Năm, 16/06/2022 16:09
51 👨 350
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ