Có khá nhiều bạn đọc hỏi sao khi đang làm Partition Magic 805 nửa chừng bị báo lỗi sau đó không còn khởi động vào windows được nữa, làm sao cứu hộ dữ liệu qúi giá đây? Không thể làm gì cứu hộ được nữa một khi PM ngưng đột ngột báo lỗi như vậy hay bị cúp điện đột xuất.
Bài này rút ra những kinh nghiệm cần phải có sẳn mỗi khi bạn nào chưa rành mà dàm vọc vào các chương trình nguy hiểm như là Partition Magic 805.
Bạn phải biết mọi chương trình nhằm sắp xếp lại phân vùng ổ cứng dù nổi tiếng không mất dữ liệu như là PM 805, vẫn rất nguy hiểm với các bạn chưa rành...
Các chương trinh khác tương tự vậy như Bootmanager BOOTSTAR 90; Harddisk Partitioner PartitionStar 1.49; Paragon Boot Manager 7.0; Paragon Partition Manager 2000.01; Ranish Partition Manager 2.38; Partition Commander 9.0.. và phục hồi đĩa cứng như Ghost 83 hoặc là Update BIOS đều gọi chung là chương trình tối nguy .Bạn không thể chưa rành mà sờ tới chúng được.
Những điều mà bạn cần phải; bắt buộc phải làm khi định làm các chương trình nguy hiểm nói trên: Luôn luôn bạn nên nhớ những điều căn bản sau đây:
1) Sao lưu ngay toàn bộ các dữ liệu quí giá nhất của mình để chung vào 1 thư mục là My Documents và di chuyển thư mục này sang nơi khác nằm ngoài ổ C như là ổ F.
Click nút chuột phải vào icon My documents trên desktop, chọn properties sau đó, chọn move đến nơi khác tuỳ ý.
Ngoài ra các thư từ của bạn cần lưu trữ phải làm y vậy cũng đưa vào nơi khác.
Trước khi chạy các chương trình phân vùng đĩa cứng, bạn nên chạy NDD (Norton disk doctor 2002) chương trình dành cho DOS để xoá hoặc chỉnh lại lại các lost link hay bad cluster trong ổ C, D ...
Bạn mà lười không chịu làm như thế sẽ còn lỗi file trong ổ C; mọi chương trình như PM 805, Ghost 82 hay Drive image2002 (Image center 5.6) đều có thể ngưng đột ngột nửa chừng và bạn hết boot trở vào Windows được nữa đấy.
2) Nếu bạn thuộc dân "lính mới" (new bie) không bao giờ nên đụng vào PM805 dù bạn có thấy ổ C chật chội đến thế nào chăng nữa.
Muốn phân vùng lại ổ C nên nhờ người có chuyên môn làm giúp cho bạn "đừng táy máy", khó chịu gì cả đừng tự làm mà chưa sao lưu, có ngày đổ nợ mất hết dữ liệu quí giá..
Bạn chỉ nên làm PM 8 khi nào biết làm sao lưu bằng ghost 82 hay tối thiểu là Drive image 2002 còn chưa biết sao lưu ổ đĩa thì tuyệt đối không bao giờ nên thử nghiệm.
3) Bạn chỉ nên làm Boot Magic 80 để có primary partition (phân vùng chính) là tương đối an toàn nhất vì dù không còn boot được vẫn còn cách vào ổ khác ngoài DOS để xoá được nút kiểm, nhằm ngưng xài BM80.
Còn các chương trình phân vùng khác như là Paragon Partition Manager; Bootmanager BOOTSTAR 90.. tuyệt đối bạn không nên thử qua bao giờ, có ngày hối hận khi 2 đĩa mềm khởi động dành cho nó bị hư đột xuất.
4) Chỉ làm PM 805 khi đã có một đĩa CD, USB-HDD đã có bản sao lưu ổ C, hoặc D xong hoặc ít ra là bản lưu ghost trong ổ F đã dành cho C và D
5) Bạn chỉ vọc chương trình phân vùng khác như Ranisk Partition trong Hiren bootCD vì dù hư vẫn còn cứu hộ lại bằng đĩa CD, USB-HDD này chứ không phải chỉ có đĩa mềm nhưng nhớ là vẫn phải có bản sao lưu ổ C, D nhé..
Những điều cần biết trong lúc làm phân vùng hay sao lưu ổ cứng
1) Đang làm PM 805 bạn phải nhớ luôn là khi định lại kích thước làm rộng hay giảm ổ C đi là bạn phải kéo từ chỗ khác lấp thật đầy chỗ cũ, trước khi chọn apply cho nó thực hiện. Một khi đã làm rồi mà lỡ để 1 khoảng trống dù nhỏ, sẽ làm không thể phục hồi lại được nữa nhất là khi bạn làm trong DOS
2) Nên chọn thay dỗi kích thước phân vùng, chọn ngay bằng Partition Magic
3) 805 bản chọn từ trong Windows: nó sẽ chui ra DOS tự động làm. Nếu nó làm không được, khởi động windows vẫn còn y như cũ, còn làm trong DOS mỗi khi hư đột xuất là hư luôn và bạn khó lòng trở lại như cũ.
4) Phục hồi ổ cứng hay phân vùng bằng ghost, cũng nên chọn từ windows ra DOS làm ít sa chỗ hơn là chỉ làm trong DOS khó lòng sữa chữa và hết khởi động. Tránh dùng chuột dể chọn khi phục hồi bằng Ghost mà phải tập dùng 4 nút: Tab, nút Enter và 2 nút mũi tên lên, xuống để chọn: như thế sẽ ít chạy lung tung khi chọn nơi phục hồi lại.
5) Phải có bản lưu khác trong ổ cứng thay vì chỉ có 1 bản duy nhất trong đĩa CDRDW\DVDRW. Nhớ là đĩa này mà xoá vài chục lần sẽ hư đột xuất.
Hư nửa chừng bạn sẽ hết khởi động vào windows, còn một bản lưu khác trong ổ cứng mới cứu nguy cho bạn. Không bao giờ nên để chồng đĩa kên nhau nhất là loại dĩa CDRW\DVDRW.
6) Khi nó làm mà nó nói có bất cứ error nào đó bạn nên ngưng làm ngay và phải chạy ngay NDD trong DOS để sữa lỗi. Chạy scandisk của chính windows không hoàn hảo hay dùng NDD32 2006 trong windows cũng vậy thôi.
7) Nếu bạn chưa thật rành rẻ về sao lưu phân chia ổ cứng, tôi khuyên bạn nên thử dùng đầu tiên Drive image 2002(hoặc Image center 56 trong Hiren 81) an toàn gấp trăm lần so với vì có sẳn nút kiểm để dánh dấu.
Và chỉ nên xài Ghost 83 khi nào bạn đã giỏi dùng chuột thật siêu mà không còn bị sai phạm, chết người nữa: máy hết boot..
8) Nhớ là khi dùng Drive image 2002 nên lưu thêm một bản ở ổ cứng thay vì vào đĩa CDRW . Drive Image phục hồi nữa chừng mà hư với đĩa CDRW thì bạn mất luôn tên ổ đĩa (không phải như ghost). Bạn phải dùng PM 805 trong DOS để đặt tên thứ tự ổ đĩa lại mới hy vọng phục hồi đúng y nơi cũ.
9) Cuối cùng, chương trình update BIOS cũng khá nguy hiểm nếu bạn chưa rành, cúp điện đột xuất mà bạn chưa làm xong thì tiêu đời mainboard. Cần đọc đọc help thật kỹ coi BIOS ngày tháng và số hiệu chính xác trước khi câp nhật . Phải làm update BIOS cực nhanh trong 20- 30 giây là phải xong.
Cập nhật BIOS cho ổ ghi CDRW\DVDRW mà lỡ có cúp điện đột xuất cũng coi như tiêu và không nên để đĩa CD trắng trong ổ đĩa ghi lúc cập nhật BIOS và bao giờ phải làm cho thật nhanh mới an toàn.
Bs Dương Minh Hoàng