Ông biết rằng đặt mục tiêu thấp có nghĩa là chấp nhận kết quả tầm thường. Nhưng nhắm vào mục tiêu cao, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ thì sẽ tạo ra thứ phi thường.
Mục tiêu thấp có nghĩa là chấp nhận kết quả tầm thường
Steve Jobs nổi tiếng trong lĩnh vực "bóp méo hiện thực", như người ta vẫn thường gọi như vậy. Một phần là chiến lược khích lệ, một phần bắt nguồn từ tham vọng và quyết tâm của ông, lĩnh vực này khiến ông nổi tiếng là người luôn phủ nhận những cụm từ như "Điều này không thể làm được" hay "Chúng tôi cần thêm thời gian."
Ngay từ khi còn trẻ, ông đã học được rằng thực tế bị bóp méo bởi những quy tắc và thỏa hiệp mà con người được dạy khi còn bé, ông có ý tưởng mạnh mẽ về điều gì là có thể hay không thể. Ông cho rằng một khi tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp đã được cân nhắc, phần lớn cuộc đời có thể thay đổi theo ý mình.
Chẳng hạn, trong giai đoạn thiết kế con chuột cho một sản phẩm mới của Apple, Jobs đặt ra yêu cầu rất cao. Ông muốn nó có thể di chuyển linh hoạt tới bất cứ hướng nào – một bước phát triển mới của chuột máy tính vào thời điểm đó. Thế nhưng một thành viên trong nhóm thiết kế đã nói với kỹ sư trưởng rằng ý tưởng đó là bất khả thi. Điều Jobs muốn không thực tế và sẽ không bao giờ thành công.
Ngày hôm sau, kỹ sư trưởng đến nơi làm việc và được biết người nói câu đó đã bị sa thải. Khi kỹ sư thay thế đến làm việc, câu đầu tiên anh ta nói là "Tôi có thể tạo ra con chuột đó." Đó chính là quan điểm của Jobs về thực tế trong công việc: thích nghi, cứng rắn, tự tin. Không phải một cách ảo tưởng, mà để đạt được thứ gì đó.
Ông biết rằng đặt mục tiêu thấp có nghĩa là chấp nhận kết quả tầm thường. Nhưng nhắm vào mục tiêu cao, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ thì sẽ tạo ra thứ phi thường. Giống như khi Napoleon hét vào quân lính: "Chẳng có cái núi Alps nào hết!".
Vượt qua giới hạn
Với phần lớn chúng ta, sự tự tin đó không đến dễ dàng. Điều đó có thể hiểu được. Quá nhiều người đã được giảng giải về việc cần phải "thực tế", "thận trọng" hay tệ hơn là "đừng khuấy động mọi chuyện lên". Đó là một bất lợi lớn khi có cơ hội thử những điều lớn lao. Vì tuy rằng sự nghi ngờ (và tự nghi ngờ) có vẻ như là thật, chúng chẳng có ảnh hưởng gì tới những gì có thể hoặc không thể.
Ở một mức độ lớn đến mức đáng ngạc nhiên, quan điểm của chúng ta quyết định những gì chúng ta có thể hoặc không thể làm. Chúng quyết định chính thực tế trong nhiều cách khác nhau. Khi chúng ta tin vào trở ngại hơn là mục tiêu, cái gì tất nhiên sẽ chiến thắng?
Hãy cởi mở và đặt câu hỏi. Mặc dù chúng ta không kiểm soát được thực tế, nhưng nhận thức của chúng ta có ảnh hưởng đến nó. Một tuần trước khi đến hạn giao hàng chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, các kỹ sư nói với Jobs rằng họ không thể kịp thời hạn, phải hai tuần nữa mới xong. Jobs bình thản trả lời, giải thích với các kỹ sư rằng nếu họ có thể làm xong trong hai tuần, họ có thể làm trong một tuần, không có sự khác biệt trong thời gian ngắn như vây.
Và quan trọng hơn, vì họ đã đến được bước này và đã làm được nhiều việc, nên họ không thể nào không giao hàng vào ngày 16 tháng 1 như đã định. Những kỹ sư phản đối và đặt lại thời hạn. Sự khăng khăng của Jobs một lần nữa đẩy họ vượt qua giới hạn của mình.
Chúng ta thường phản ứng thế nào với những thời hạn không thể đạt được mà cấp trên giao cho? Chúng ta phàn nàn. Chúng ta giận dữ. Chúng ta chất vấn. "Sao họ có thể? Thế nghĩa là sao? Họ nghĩ tôi là ai?" Chúng ta cố tìm ra lối thoát và cảm thấy thương bản thân.
Với Jobs chẳng hành động nào trên đây ảnh hưởng đến thực tế khách quan của thời hạn đó. Không giống như cách "cứ tiến lên phía trước là có thể làm được". Jobs từ chối khoan dung những người không tin vào khả năng thành công của bản thân. Ngay cả khi các yêu cầu của ông là không công bằng, khắc nghiệt hoặc quá tham vọng. Những sản phẩm của ông rất tuyệt diệu và thần kỳ. Ông đã vượt qua những gì người khác nghĩ là vượt quá giới hạn, để từ đó sáng tạo ra một thứ hoàn toàn mới.
Không ai tin Apple sẽ làm ra được những sản phẩm như bây giờ. Thực tế là Jobs đã bị loại khỏi công ty vào năm 1985 vì thành viên hội đồng lúc đó nghĩ rằng việc Apple đặt chân vào lĩnh vực đồ gia dụng là một kế hoạch điên rồ. Tất nhiên là họ đã sai. Jobs đã học cách gạt đi mọi lời phán xét và sự phản đối – vốn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.
Khi ông yêu cầu một loại kính đặc biệt cho chiếc iPhone đầu tiên trong thời hạn vượt quá khả năng, ông đã khiến các nhà sản xuất kinh hãi. "Chúng tôi không thể làm được", họ nói. "Đừng sợ," Jobs trả lời, "các vị có thể làm được. Đặt hết tâm trí vào đó, các vị sẽ làm được." Chỉ qua một đêm, các nhà sản xuất biến công xưởng thành một nhà máy sản xuất kính khổng lồ và trong sáu tháng họ đã làm đủ kính cho toàn bộ lô điện thoại đầu tiên.
Một nhà kinh doanh là người có niềm tin vào khả năng tạo ra thứ của mình khi chưa có gì trước đó. Với họ, việc chưa từng có ai làm điều này lại là một điều tốt. Khi được giao một nhiệm vụ không công bằng, họ nhìn nó như một cơ hội để thử xem mình có gì, để cống hiến tất cả những gì họ có, trong khi biết rất rõ là để chiến thắng sẽ rất khó khăn.
Họ xem chúng như một cơ hội, bởi trong tình trạng không còn gì để mất, chúng ta trở nên sáng tạo nhất. Ý tưởng tốt nhất của chúng ta đến từ đó, khi các trở ngại soi rọi những lựa chọn mới.