Các tập đoàn công nghệ vừa đệ đơn kiện vì cho rằng đạo luật xử lý và tái chế rác thải điện tử của New York là bất hợp pháp và vô lý.
Nếu một người nào đó ở New York có chiếc TV “cổ lỗ sỹ và to đùng” đang phân vân không biết nên “quẳng đi đâu” thì kể từ năm tới, họ chỉ cần nhấc điện thoại gọi đến cho nhà sản xuất và bàn giao trách nhiệm xử lý cục rác này cho họ mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào.
Đó là nội dung cơ bản của đạo luật xử lý rác thải điện tử đã được thông qua tại từ năm 2008 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm tới tại New York.
Nhưng đến nay, hai hiệp hội đại diện cho các hãng sản xuất điện tử Mỹ đang tỏ ra khá tức giận trước đạo luật này. Hôm thứ Sáu tuần trước, họ đã cùng nhau đệ đơn lên toà án liên bang và cho rằng không thể buộc trách nhiệm xử lý rác thải đối với các thiết bị điện tử mà họ đã sản xuất hay ít nhất là họ cũng không thể quản lý nổi số thiết bị đang còn nằm rải rác trong hàng triệu hộ gia đình ở New York.
Chương trình xử lý rác thải điện tử (E-waste program) đã yêu cầu các nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu hồi từ người dân bất kỳ thiết bị điện tử nào có trọng lượng lớn hơn 15 pound (khoảng 6,8 kg).
Theo ước tính, hiện New York đang thải ra khoảng 1,3 triệu thiết bị điện tử cũ với tổng trọng lượng lên tới 47,9 triệu pound mỗi năm. Theo đạo luật mới, với các thiết bị có trọng lượng dưới 15 pound, người dùng sẽ phải gửi trả lại nhà sản xuất hoặc mang đến các điểm tập kết do nhà sản xuất lập ra.
Luật mới cũng cấm người dân New York mang thải các loại thiết điện tử tiêu hủy tại các điểm tập kết rác thông thường.
Rick Goss, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề về môi trường của Hiệp hội các hãng công nghệ - một trong hai nguyên đơn của vụ kiện cho rằng đạo luật này là “đòn” khiến tất cả các hãng công nghệ Mỹ “choáng váng”.
Hiệp hội của Goss có cả những đại gia hàng đầu trong làng công nghệ Mỹ như IBM, Hewlett-Packard, Microsoft, Intel, Advanced Micro Devices…
Rất nhiều hãng trong Hiệp hội này hiện đang có các chương trình xử lý và tái chế rác thải của riêng mình.
Theo ước tính, nếu đạo luật này được áp dụng, các hãng điện tử Mỹ sẽ tốn thêm khoảng 200 triệu USD mỗi năm.
Đơn kiện của các hãng điện tử cho rằng chương trình xử lý rác thải điện tử của New York là “bất hợp pháp và vi hiến”, là “vô lý chưa từng có” và được soạn thảo mà chẳng có sự đánh giá cơ bản nào.
Luật này cũng quy định các doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên sẽ được tiêu hủy các thiết bị cũ miễn phí nhưng nếu có trên 50 nhân viên, họ sẽ phải trả phí.
Các hãng điện tử kiện luật mới của New York
113
Bạn nên đọc
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Những câu nói hay về sự ghen ăn tức ở, đố kỵ của con người
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Cách tạo shortcut trang web trên màn hình Windows
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua