Android học được gì từ sự quay trở lại của Nokia?

Hầu như ai trong chúng ta cũng cho rằng công nghệ số là thứ gì đó lạnh lẽo và vô cảm. Nhưng cứ thử hỏi những ai từng chơi game Nintendo, từng mê chiếc máy nghe CD cầm tay hay chiếc TV đen trắng cũ, họ sẽ cho bạn thấy mối liên kết tình cảm thực sự giữa con người và những món đồ công nghệ chúng ta sử dụng.

Hoài cổ là nguồn sức mạnh ghê gớm trong thế giới công nghệ. Không chỉ tác động về mặt cảm xúc, nó còn thực sự mang lại lợi nhuận.

Hãy nhìn vào trường hợp thực tế: Nokia, hãng sản xuất điện thoại một thời, đã bán được 4,4 triệu smartphone trong quý trước. Đáng ngạc nhiên là con số này còn lớn hơn doanh thu của những ông lớn, trong đó có Google.

Nokia 8 Sirocco và Nokia 8110 hồi sinh
Nokia 8 Sirocco và Nokia 8110 hồi sinh

Đây là tin tốt với Nokia nhưng có lẽ lại là dấu hiệu không hay về vấn đề thương hiệu với Google và hệ sinh thái Android nói chung. Nếu một hãng điện thoại từ xa xưa có thể quay về và vượt qua những ông lớn công nghệ thì triển vọng cho các nhà sản xuất điện thoại khác trên nền tảng của Google sẽ đi về đâu?

Kẻ tách biệt nhất trong thế giới Android là Samsung, nhà sản xuất điện thoại Hàn Quốc kiếm được hàng tỉ đô và trở thành lựa chọn thay thế iPhone hoàn hảo cho những ai muốn dùng Android.

Samsung làm được vậy là nhờ mang tới những tính năng đi trước đối thủ, thiết kế đẹp, chiến lược tiếp thị mạnh và chăm sóc khách hàng ở mọi khâu. Nhưng Samsung chỉ là một hòn đảo cô độc có được thành công trong thế giới thất bại tan tác của Android.

  • LG vẫn tiếp tục chẳng kiếm được tiền từ dòng smartphone của mình.
  • Sony cuối cùng cũng sản xuất được điện thoại có lợi nhuận sau nhiềm năm cố gắng nhưng doanh thu giảm và cần ngừng các sản phẩm cao cấp - những thứ làm ra tiền thực sự.
  • HTC thì gần đến bờ vực đóng cửa.
  • Những cái tên nhỏ khác như Lenovo, ASUS, OnePlus… thì còn xa mới đến tầm toàn cầu.

Vấn đề với những hãng sản xuất điện thoại Android là ở sự rối rắm về thông điệp và thương hiệu.

  • Sony tự hào về chất lượng hình ảnh nhưng camera thì lag.
  • LG cố mang tới các tính năng mới, như màn hình thứ 2 phía trên điện thoại, nhưng lại không thể hỗ trợ được.
  • Doanh thu của Essential Phone, chiếc điện thoại lắm lời đồn đại, thì rất tệ vì hầu như chẳng ai biết nó là gì.

Thêm nữa là người dùng chẳng thể trông chờ điện thoại Android trở thành một hệ sinh thái, đi kèm phụ kiện hay hỗ trợ gì. Khi mua iPhone hay Samsung Galaxy, bạn biết mình có thể sửa khi hỏng cũng như đi kèm với vỏ và sạc hẳn hoi. Nhưng với những chiếc Android khác thì không.

Galaxy S8 là chiếc điện thoại thành công của Samsung
Galaxy S8 là chiếc điện thoại thành công của Samsung

Lựa chọn của khách hàng phụ thuộc vào 2 điều: ấn tượng ban đầu về sản phẩm và tuổi thọ cùng các dịch vụ sau mua. Điều đó giải thích cho thành công bất ngờ gần đây của Nokia, hãng đã nổi tiếng vì những chiếc điện thoại chống đạn.

Thương hiệu Nokia thậm chí không còn là chính mình sau khi bị Microsoft bán. HMD mua lại thương hiệu Nokia và giờ hãng sản xuất iPhone Foxconn giờ sẽ sản xuất điện thoại và dán nhãn Nokia. Đó chính là sức mạnh của sự hoài cổ và thương hiệu: Nokia với tư cách là một công ty đã không còn nhưng cái tên đó vẫn còn được nhận diện đủ để bán được hàng hơn những đối thủ khác.

Thương hiệu không chỉ là việc của tiếp thị. Đó còn là nghệ thuật hiểu tâm lý khách hàng, tạo mối liên kết sâu sắc với sản phẩm để một ngày nào đó, người dùng sẽ nhớ về nó. Việc này không đơn giản và cốt lõi nằm ở việc tạo ra sản phẩm đi với chiến lược tiếp thị.

Trong thế giới Android, có ít thương hiệu nào làm được điều đó. Samsung là một trong số ít với Galaxy S8 được đánh giá cao, sở hữu chiến lược tiếp thị thông minh và có thể nói rằng đã đủ “trưởng thành”, cùng với iPhone.

Sự kết hợp giữa thông điệp và chất lượng sản phẩm chính là thứ mà nhiều điện thoại Android khác còn thiếu, khiến mọi người lại đổ xô về với Nokia. Không chỉ là sức mạnh của hoài cổ, nó còn là dấu chỉ của thương hiệu mà khi được làm đúng cách, sẽ bền lâu như những chiếc điện thoại Nokia thuở nào.

Xem thêm:

Thứ Ba, 27/02/2018 15:52
51 👨 311
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ