Android 10 năm tuổi đời, 10 lần khiến thế giới ngỡ ngàng

Android trải qua lịch sử 10 năm và nó đã thay đổi mọi thứ. Không tồi với một hành trình 10 năm. Hãy cùng Quản Trị Mạng nhìn lại lịch sử Android 10 năm qua, từ lúc Android mới ra đời cho đến sinh nhật lần thứ 10 của hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới này.

5/11/2007 - Android ra đời

Đã 10 năm kể từ khi Google manh nha một thứ sẽ thay đổi toàn bộ thị trường điện thoại di động. “Chúng tôi đang tuyên bố một thứ… còn to lớn và tham vọng hơn một chiếc điện thoại”, Andy Rubin của Google nói vào thời điểm đó. Đó chính là Android.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có hàng ngàn chiếc điện thoại dùng Android.”, CEO Eric Schmidt nói thêm. Hàng ngàn ư? Không, là hàng tỉ. 10 năm sau ngày ấy, Google cho biết có 1 tỉ thiết bị hoạt động hàng tháng dùng Android.

Cách đây 10 năm, Google bắt đầu hành trình với Android. Giờ là lúc nhìn lại 10 dấu mốc quan trọng trên chặng đường này.

22/10/2008 - Chiếc điện thoại Android đầu tiên

Gần 1 năm sau khi công bố Android, chiếc điện thoại dùng OS này đã ra đời được thân thương gọi là Googlephone. HTC Dream, hay T-Mobile G1 là chiếc điện thoại Android đầu tiên.

Đây là khởi đầu suôn sẻ, vì dù không hẳn là đánh bại iPhone nhưng cũng gần như vậy. Theo đánh giá của Techradar,, chiếc điện thoại này “dễ dàng vào top 5 chiếc smartphone hàng đầu từng được tạo ra và cho thấy vì sao còn nhiều điều để mong chờ ở Google Android”.

T-Mobile G1 là chiếc smartphone chạy Android đầu tiên
T-Mobile G1 là chiếc smartphone chạy Android đầu tiên

Giờ thì T-Mobile G1 đã cũ lắm rồi, trông nó như Nokia Communicator cặp với O2 XDA. Nhưng vào thời đó, thực sự đây là sản phẩm mới tuyệt đỉnh trên một thị trường mà Apple dường như có tất cả.

5/1/2010 - Thủy tổ của Nexus

Khi đánh giá Google Nexus One, chiếc điện thoại được HTC sản xuất và tích hợp một số công nghệ hiện đại của Google, tờ Techradar đã nói rằng “không thể không cảm thấy rằng sẽ còn nhiều thứ nữa từ gã khổng lồ công nghệ”.

Về lý thuyết thì nó tốt hơn iPhone nhưng dù không được mượt mà như điện thoại của Apple, nó vẫn có cải tiến đáng kể so với các sản phẩm Android khác.

24/2/2011 - Con đường đưa ta tới Xoom

Motorola Xoom không phải chiếc máy tính bảng Android đầu tiên nhưng nó là chiếc đầu tiên thực sự tốt hơn cả, nhưng cố gắng trước đó chỉ là dùng OS điện thoại, làm nó to hơn và hy vọng sẽ được như iPad.

Xoom thì khác. Nó chạy Android 3.0 Honeycomb, cũng là Android đầu tiên nghĩ tới máy tính bảng từ lúc thiết kế.

Máy tính bảng chạy Android 3.0 Honeycomb
Máy tính bảng chạy Android 3.0 Honeycomb

Thời đó còn ít ứng dụng cho máy tính bảng, khiến tablet Android nói chung và Xoom nói riêng gặp rắc rối một thời gian. Nhưng nó đã cho thế giới thấy rằng máy tính bảng Android không nhất thiết phải rẻ tiền và tệ hại. Nó có thể hơi đắt một chút và cũng thông minh một chút.

19/10/2011 - Ai cũng hét lên vì Ice Cream

Android 4.0, hay Ice Cream Sandwich (ICS), được tuyên bố vào tháng 10/2011 dù được nhắc tới 1 năm trước đó. Một số người dùng phải chờ rất lâu trước khi nhà sản xuất có nguồn cung.

Đây là vấn đề lớn vói Android khi iOS cập nhật đồng loạt trên mọi thiết bị còn Android thì phải nhỏ giọt theo từng hãng. Dù điều này có hơi xấu hổ nhưng ICS vẫn là một cuộc cách mạng, không chỉ về giao diện mà cả tin nhắn, danh bạ, chụp ảnh, quay phim.

Android đã đi được chặng đường 10 năm tuổi
Android đã đi được chặng đường 10 năm tuổi

Nó khiến Android trở nên thân thiện hơn, đôi khi là thân thiện quá khi các ứng dụng như trình phát video quá đơn giản - và là một nền tảng rất tốt cho các nhà phát triển thử nghiệm.

29/10/2011 - Ra đời phablet với Note

Chúng ta đã chế giễu như thế nào nhỉ: một chiếc smartphone màn hình 5,3 inch quá là to, và ai cũng biết Steve Jobs đã nói gì về bút và màn hình cảm ứng “nếu bạn thấy một cái bút cảm ứng thì bạn đã nhầm to rồi”.

Note hóa ra lại được yêu thích hơn mong đợi
Note hóa ra lại được yêu thích hơn mong đợi

Nhưng Samsung Galaxy Note đã tạo ra một dòng smartphone mới có tên phablet và rất nhiều người thích nó. Samsung bán được 1 triệu chiếc chỉ trong 2 tháng đầu tiên.

Nó vẫn tốt ngay cả sau khi nâng cấp Ice Cream Sandwich, khiến chúng ta phải giơ tay mà than rằng “ta quả đã sai rồi, Samsung sẽ bán được nhiều - cho cả những ai ghiền công nghệ và những người bình thường”.

6/3/2012 - Một thị trường chung Google Play

Google khiến nhiều người bất ngờ khi gộp Android Market, Google Music và Google eBookstore vào một cửa hàng, ứng dụng duy nhất gọi là Google Play. Việc này có chủ ý và cũng là cần thiết khi Google cố bắt chước Apple, mang tất cả ứng dụng, giải trí lên iTunes.

Trong khi Apple kiên quyết dùng iTunes làm sân sau cho các dịch vụ của mình dù không được yêu thích lắm, thì việc đặt mọi thứ về một chỗ có ý nghĩa hơn nhiều việc gộp nhiều cửa hàng với nhiều kiểu nội dung về một rổ. Android vì thế thân thiện với người dùng hơn.

Xem thêm: So sánh hai chợ ứng dụng Google Play và App Store

11/9/2012 - Android trên đường tiến tới

Năm 2012, Google tuyên bố sau 4 năm, hiện có 300 triệu thiết bị Android đang được kích hoạt với 850.000 lượt mỗi ngày. Chỉ 7 tháng sau, con số đã là nửa tỉ.

Phải thừa nhận con số đó chứa cả những chiếc điện thoại rẻ tiền tệ hại chất lượng kém, nhưng cũng có những chiếc thực sự ấn tượng và cạnh tranh trên thị trường. Thị phần Android chiếm 75% toàn cầu, trong đó phần lớn là của Samsung.

3/9/2013 - Con số lớn, vấn đề cũng lớn

Số thiết bị Android tăng nhanh, tới 9/2013 đã có 1 tỉ thiết bị kích hoạt. Nhưng khi nhiều thiết bị chạy nhiều bản OS khác nhau thì vấn đề lại phát sinh, ví dụ như lỗ hổng Stagefright.

Dù phát triển nhanh, Android cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề
Dù phát triển nhanh, Android cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề

“Rõ là nhiều nhà sản xuất không chú trọng cập nhật Android… Người dùng Android xứng đáng được nhiều hơn thế”, tờ Techradar ngày đó viết. Có những lỗ hổng được phát hiện và vá mấy năm trước giờ vẫn còn.

Google Play Services chính là để khắc phục những vấn đề như vậy.

25/6/2014 - Hệ sinh thái Android

Sự kiện Google IO 2014 vô cùng thú vị, dù không phải phát minh nào cũng vượt qua được thử thách thời gian. Android Wear dường như không còn tỏa sáng theo thời gian. Android TV khiến chúng ta phải chửi thề trước Sony TV nhiều hơn ta muốn và Google Glass từ người anh hùng trở thành con số 0.

Nhưng câu chuyện ở đây là, Android đang có mặt ở mọi nơi. Chromecast hóa ra lại thành hit và Android Auto cũng phát triển nhanh.

Rõ ràng Android không chỉ là một hệ điều hành. Nó là một hệ sinh thái gồm cả nhà, ô tô, công nghệ đeo tay và TV.

7/2016 - Chinh phục những cột mốc mới

Android cũng có khi bán được nhiều hơn iOS, nhưng vào 7/2016 có một sự thay đổi đáng kể: một chiếc flagship của Android, Samsung Galaxy S7 đã qua mặt và bán chạy hơn một chiếc flagship iPhone 6S của Apple.

Tại Mỹ, từ giữa tháng 2 và tháng 5/2016, Galaxy S7 và S7 Edge cũng bán được nhiều hơn iPhone 6S và 6S Plus.

Đây một phần cũng do vấn đề thời điểm khi cập nhật iPhone điểm tick-tock thì 6S chỉnh là tiếng tock sau đó, một bản chỉnh sửa lại một chút của iPhone 6, chứ không hẳn là mới. Nhiều người còn nán chờ tới iPhone 7, và một phần cũng vì Samsung đã tạo ra điện thoại quá hay rồi.

Nhưng điều này cũng cho thấy Android cuối cùng cũng đạt tới mức mà người ta yêu thích và ngưỡng mộ, thay vì để Apple thống trị mãi.

Cuộc chiến giữa iOS và Android vẫn chưa tới hồi kết đâu
Cuộc chiến giữa iOS và Android vẫn chưa tới hồi kết đâu

Trong chặng đường sắp tới Android có thể vươn xa đến đâu, lập được những kỳ tích nào nữa hay ngủ quên trên chiến thắng và bị các đối thủ vượt mặt? Chúng ta cùng chờ đến sinh nhật lần thứ 20 của Android để điểm lại nhé! Chúc mừng sinh nhật Android, chúc Android ngày càng lớn và mạnh hơn.

Thứ Tư, 08/11/2017 17:38
52 👨 1.354
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ