13 quốc gia hàng đầu EU cùng hợp tác ‘phân chia lại’ thị trường chất bán dẫn toàn cầu

13 nền kinh tế lớn nhất châu Âu dẫn đầu bởi Đức, Pháp, Tây Ban Nha và các quốc gia khác vừa đi tới một thỏa thuận mang tính “lịch sử”, đó là cùng chung tay hợp tác đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ bộ vi xử lý và chất bán dẫn, cũng như các lĩnh vực liên quan bao gồm trí tuệ nhân tạo, 5G nhằm trở thành đối trọng cạnh tranh với các cường quốc khác trong lĩnh vực này như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… qua đó “phân chia lại” thị trường kinh doanh đầy tiềm năng và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng này.

Theo thống kê mới nhất, hiện tại, thị phần bán dẫn toàn cầu của các doanh nghiệp Châu Âu, chỉ được định giá rơi vào khoảng 440 tỷ Euro (tương đương 533 tỷ Đô la Mỹ), tức là chỉ chiếm hơn 10% thị phần chất bán dẫn trên toàn thế giới. Vấn đề đáng nói hơn nằm ở chỗ thị trường EU gần như chỉ phụ thuộc vào nguồn cung chip được sản xuất từ bên ngoài, điều này hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng cả về tài chính lẫn công nghệ của khu vực.

Báo cáo từ Reuters cũng cho thấy sự phụ thuộc vào các nguồn cung nước ngoài đối với công nghệ bán dẫn đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh đại dịch tiếp tục một lần nữa quét qua lục địa già khiến các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến sản xuất trì trệ. Hơn nữa, những sự lo ngại cũng không ngừng gia tăng do sự nhạy cảm ngày càng lớn đối với vấn đề bảo mật, an ninh quốc gia.

Chất bán dẫn

Từ những lý do trên, các nước EU đang thực sự tỏ rõ quyết tâm trong việc chung tay hợp tác nhằm thoát khỏi phụ thuộc vào các nguồn chip bên ngoài vốn là yếu tố không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực cốt lõi thời đại 4.0 như như ô tô, thiết bị chăm sóc y tế, điện thoại di động và mạng internet. Đầu năm nay, Liên minh châu Âu đã đồng ý duyệt chi mức kinh phí khổng lồ, lên tới 145 tỷ Euro, tương đương 1/5 quỹ khôi phục kinh tế do virus của EU, cho việc đầu tư vào các dự án kỹ thuật số giàu tiềm năng, mà trong đó lĩnh vực công nghệ bán dẫn dữ vai trò chủ đạo.

Trong thời gian tới, 13 quốc gia này sẽ đẩy mạnh hợp tác cùng nhau để tăng cường sự hiện diện cũng như giá trị của các sản phẩm công nghệ bán dẫn Châu Âu trên thị trường toàn cầu. Điều này đòi hỏi những nỗ lực mang tính tập thể trong các hoạt động tổng hợp đầu tư và phối hợp hành động giữa các quốc gia. Sẽ có thêm nhiều liên minh công nghiệp nhằm mục đích nghiên cứu, đầu tư cho các dự án phát triển chip xử lý hứa hẹn thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp chất bán dẫn châu Âu.

Chủ Nhật, 13/12/2020 22:59
31 👨 162
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ