Vì sao tháng Hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? Nhiều nhất cũng chỉ 29 ngày? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi tại sao tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.

Ở Indiana, tháng 2 mang đến những ngày dài và lạnh giá. Sau khi sống sót qua cái lạnh và thời tiết khắc nghiệt của tháng 12 và tháng 1, người dân Hoosiers nôn nóng chờ đến tháng 3 để chào đón mùa xuân. Và mỗi năm, chúng ta đều có một chút hy vọng rằng tháng 2 sẽ không kéo dài quá lâu. Suy cho cùng, tháng này ngắn hơn hai đến ba ngày so với mọi tháng khác. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ, tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày—và đôi khi là 29 ngày? Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời với sự trợ giúp của Tạp chí Slate và Mental Floss.

Tháng 2

Tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày là do giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.

Lịch La Mã dựa vào chu kỳ của mặt trăng nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12. Có thể bạn chưa biết, trong nguyên bản của lịch La Mã và nhiều nước trên thế giới, mỗi tháng đều có tên riêng. Cách đánh số tháng 1, 2, 3… là do cách dịch của người Việt Nam.

Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus chỉ có 10 tháng.
Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus chỉ có 10 tháng.

Có hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp.

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius đã đưa thêm hai tháng nữa, tháng một (January ) và tháng hai (February) vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Theo chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này có 355 ngày, điều này gây khó khăn cho việc chia ngày cho các tháng trong năm.

Với người La Mã, số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Vì vậy, Pompilius đã tìm cách phân bổ để hầu hết số ngày trong các tháng trong năm là số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Nhưng vẫn phải có 1 tháng có số ngày chẵn để có đủ 355 ngày. Sau đó, vị vua này đã quyết định bớt 1 ngày của tháng 2 để tháng này chỉ có 28 ngày. Tháng 2 được chọn bởi đây là khoảng thời gian tổ chức các nghi lễ liên quan đến sự chết chóc.

Hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày.
Hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày.

Tuy nhiên, lịch này phụ thuộc vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất nên không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Để cho phù hợp, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày vào sau tháng 2 và những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày. Cách thay đổi này khiến việc tính lịch trở nên phức tạp.

Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar lại thay đổi cách tính lịch. Ông quyết định giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời. Theo hệ thống lịch mới này thì cứ 4 năm một lần, tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày.

Về sau, con người đã hoàn thiện thêm lịch La Mã để cho ra lịch Dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và nó cũng không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Bất chấp những thay đổi trong lịch, tháng Hai nhỏ bé với độ dài 28 ngày độc đáo của nó đã “sống sót” qua tất cả những thay đổi của thời gian. Tất nhiên, ngoại trừ những năm nhuận, khi nó trở thành “người may mắn” nhận được thêm một ngày trọn vẹn.

2,919 👨 10.994
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học