Ứng dụng cơ chế sinh học vào khoa học phục hình, các nhà khoa học đã tạo ra trái tim nhân tạo bằng phương pháp in 3D đầu tiên, hoàn toàn mềm mại có phần tâm thất bằng silicone giúp cho cơ chế bơm máu hoạt động tốt giống như một trái tim thực sự.
- Buồng trứng in 3D mang lại niềm hy vọng làm mẹ cho nhiều phụ nữ vô sinh
- Thịt bò nhân tạo đã có máu, mùi, vị giống như thịt thật
Giữa các tâm thất của trái tim nhân tạo này không phải một bức vách như trái tim thật mà là một khoang phập phồng để tạo nhịp bơm. Đây chưa phải là một trái tim thực sự nhưng đó đã là một bước tiến rất gần với tim người.
Với phương pháp in 3D, các nhà khoa học đã tạo ra một cấu trúc bên trong trái tim khá phức tạp trong khi vẫn sử dụng chất liệu mềm và linh hoạt.
Toàn bộ trái tim nhân tạo là một phần đơn lẻ (một "khối độc lập"), do đó chúng ta không cần phải lo lắng về việc các cơ chế khác nhau bên trong cơ thể có phù hợp với nhau hay không - ngoại trừ các cổng nơi máu sẽ đi vào và đi ra. Trong các thử nghiệm, trái tim nhân tạo in 3D hoạt động khá tốt với khả năng đẩy chất lỏng giống máu bằng áp suất cơ thể người.
Nhưng các vật liệu tạo ra trái tim này không thể hoạt động sau khoảng vài nghìn nhịp đập, có nghĩa là chúng chỉ hoạt động được khoảng nửa giờ, tùy thuộc vào nhịp tim của bạn.
Hiện nay, trái tim nhân tạo này chưa được cấy ghép thực trên cơ thể người mà mới chỉ được ứng dụng trên lý thuyết.
Trong tương lai, các nhà khoa học muốn tiếp tục nghiên cứu để chế tạo một trái tim với cấu trúc có thể hoạt động lâu hơn thế nhiều.