Giới khảo cổ học Barcelona một phen sửng sốt khi bất ngờ tìm thấy vết tích trầm tích hóa thạch da khủng long tiền sử thuộc cuối kỷ Phấn Trắng.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Universitat Autonoma de Barcelona (UAB) phối hợp với Viện Catala de Paleontologia Miquel Crusafont (ICP) đã phát hiện ra tại khu vực Vallcebre (Barcelona) một trầm tích hóa thạch nghi là da của một con khủng long bị chìm xuống bùn ngay tại khu vực này vào cuối kỷ Phấn Trắng.
Mẫu trầm tích hóa thạch da khủng long này ước tính khoảng 66 triệu năm trước. Đây có thể là vết tích da còn sót lại về một con khủng long đã bị nhấn chìm xuống bùn lầy ngay tại khu vực này hàng chục triệu năm trước.
Nguồn ảnh: Internet.
"Lớp trầm tích da khủng long này có dạng hình vảy, được phủ bằng cát, trong suốt hàng ngàn năm sau đó, tất cả phong hóa thành đá sa thạch dạng trầm tích và tồn tại mãi cho tới bây giờ". - Nhà nghiên cứu UAB Victor Fondevilla nói trong một tuyên bố.
Ngoài ra, mẫu da khủng long dạng trầm tích này lại khác hoàn toàn so với các mẫu da khủng long từng được tìm thấy ở bán đảo Iberia, Bồ Đào Nha và Asturias. Nguyên nhân có thể đến từ việc những con khủng long này sinh sống ở các giai đoạn lịch sử tự nhiên đặc thù khác nhau.
Quan sát kỹ lớp thầm tích da khủng long cuối Kỷ Phấn Trắng cho thấy có hai lớp da trầm tích, một lớp rộng khoảng 20 cm, lớp còn lại rộng chỉ 5 cm và cách nhau khoảng 1,5 mét ngay tại khu vực phát hiện nổi bật với các vết lằn chạm đa giác đặc thù to nhỏ khác nhau. Và đây có thể là da của một con khủng long ăn cỏ lớn, có thể thuộc dòng họ titanosaurus chứ không phải là một con khủng long ăn thịt hung tợn.
Đây không chỉ là bằng chứng đầu tiên mô tả vết tích của khủng long cổ đại Châu Âu mà trước đó, 5 hóa thạch khủng long Châu Âu đặc trưng cũng từng được phát hiện tại Berguedà, pallars jussà, Alt Urgell và La Noguera, ở Catalonia.
Phát hiện này vừa được công bố trên Tạo chí Địa chất quốc tế.
Huỳnh Dũng (Theo Archaeologynewsnetwork)