Tính thiên văn James Webb tìm thấy thiên hà xa nhất từng được quan sát

Các nhà nghiên cứu vận hành hệ thống Kính viễn vọng Không gian hiện đại nhất thế giới James Webb vừa phát hiện ra một thiên hà cực kỳ xa xôi, có thể là thiên hà xa nhất từng được biết tới cho đến nay - đến mức nó tồn tại chỉ vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Kể từ khi James Webb bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2022, các nhà thiên văn học đã tận dụng hiệu quả hệ thống kính viễn vọng trì giá 10 tỷ USD này để thực hiện một công việc luôn được đánh giá là khó khăn bậc nhất trong nghiên cứu thiên văn: Tìm kiếm những thiên hà rất xa, rất cổ xưa - và James Webb đã không khiến chúng ta thất vọng. Các nhà khoa học không chỉ tìm thấy nhiều thiên hà xa xôi, mà những thiên hà này còn sáng hơn và lớn hơn họ mong đợi, mở ra vô số kho tàng kiến thức mới chưa từng được biết đến.

Thiên hà mới được phát hiện có tên JADES-GS-z14-0, được đặt tên theo chương trình Khảo sát thiên hà sâu nâng cao (JADES) của Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), và có độ dịch chuyển đỏ trên 14. Dịch chuyển đỏ là hiện tượng trong đó ánh sáng phát ra từ một vật thể rất xa bị đẩy về phía đầu đỏ của quang phổ do sự giãn nở của vũ trụ, nên vật nào càng ở xa thì ánh sáng của nó càng xuất hiện nhiều màu đỏ. Đối với những thiên hà đầu tiên được James Webb quan sát, ánh sáng của chúng đã bị dịch chuyển xa về phía đầu đỏ của quang phổ đến mức không còn xuất hiện dưới dạng ánh sáng khả kiến, ​​mà thay vào đó là tia hồng ngoại. Các thiết bị hồng ngoại của James Webb là hoàn hảo để phát hiện những thiên hà cực kỳ xa xôi này.

Và bởi vì ánh sáng cần thời gian để truyền đi những khoảng cách rất xa, nên việc tìm ra những thiên hà rất xa cũng giống như nhìn lại quá khứ. Những thiên hà này xuất hiện từ khi vũ trụ vẫn còn rất trẻ.

JADES-GS-z14-0
JADES-GS-z14-0

Trong trường hợp của JADES-GS-z14-0, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi thấy một thiên hà sáng như vậy ở giai đoạn hình thành ban đầu của vũ trụ. “Kích thước của thiên hà chứng minh rõ ràng rằng phần lớn ánh sáng được tạo ra bởi số lượng lớn các ngôi sao trẻ. Chứ không phải là vật chất rơi vào một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà, vốn sẽ trông nhỏ hơn nhiều”, nhà nghiên cứu Daniel Eisenstein từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian giải thích trong một tuyên bố.

Độ sáng như vậy cũng cho thấy các thiên hà lớn, sáng có thể hình thành trong thời kỳ đầu này trái ngược với những gì chúng ta suy luận trước đây. Thật đáng kinh ngạc khi vũ trụ có thể tạo ra một thiên hà như vậy chỉ trong 300 triệu năm.

Dữ liệu mới như việc phát hiện ra JADES-GS-z14-0 đang thay đổi cách các nhà thiên văn học nghĩ về sự tiến hóa của các thiên hà trong vũ trụ sơ khai. Đây là một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu cách các thiên hà hình thành.

Thứ Bảy, 08/06/2024 10:09
31 👨 174
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ