Các nhà khoa học tạo ra điện từ không khí nhờ dây dẫn nano sinh ra từ vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Massachusetts Amherst vừa tìm ra cách tạo được dòng điện từ không khí ẩm. Đột phá mới này của họ có sự đóng góp quan trọng của một con vi khuẩn.

Thiết bị tạo ra điện từ không khí có tên gọi là “Air-gen”, hoạt động được khi nước trong không khí quanh nó phản ứng với những sợi tơ dẫn điện nhỏ mức hiển vi sinh do vi khuẩn tổng hợp nên.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về công nghệ này nhưng trong tương lai nó có thể sẽ trở thành một nguồn điện sạch cho đồ điện tử.

Tạo ra điện từ không khí

Kỹ sư điện Jun Yao viết trong thông cáo báo chí: “Chúng tôi tạo ra điện từ không khí theo đúng nghĩa đen. Đây là năng lượng sạch 24/7. Thiết bị Air-gen là ứng dụng tuyệt vời và ấn tượng nhất hiện tại của ngành dây dẫn nano protein”.

Loài vi khuẩn có đóng góp quan trọng trong công nghệ này có tên gọi là Geobacter. Nó có thể tạo ra những sợi protein siêu nhỏ (khoảng một phần một tỷ mét) có khả năng dẫn điện, được gọi là dây dẫn nano.

Các nhà khoa học đã đặt một lớp dây dẫn nano vào giữa hai điện cực làm từ vàng với diện tích 25mm2. Tấm màng dây nano ấy sẽ hấp thu hơi ẩm từ không khí và cho phép thiết bị tạo ra một dòng điện liên tục giữa hai điện cực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Air-gen tạo ra được điện áp khoảng 0,5 volt trong 20 tiếng với mật độ hiện tại khoảng 17 microamper trên mỗi cm2. Một mức năng lượng không lớn nhưng nếu kết nối nhiều thiết bị có thể tạo ra đủ năng lượng để sạc các thiết bị nhỏ. Điều đặc biệt là công nghệ này không sử dụng gì ngoài độ ẩm xung quanh và không có chất thải.

Nhà nghiên cứu Lovley mong rằng, công nghệ sản xuất điện mới này sẽ giúp con người từ bỏ nhiên liệu tái tạo, nhất là trong tình hình Trái Đất đang phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm cách tăng quy mô hệ thống tạo điện với mục đích thu được nhiều năng lượng hơn.

Công trình đáng nể này đã đăng tải báo cáo khoa học lên tạp chí Nature.

Thứ Ba, 25/02/2020 08:17
51 👨 254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học