Tại sao nên ghi chép bằng tay thay vì gõ bàn phím máy tính?

Nếu có cơ hội bước vào tham quan các lớp học ngày nay, bạn sẽ thấy phần lớn sinh viên thường chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại hoặc laptop. Đúng vậy, chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số và tôi cược rằng bạn sẽ không dám tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi không sử dụng laptop trong khi học. Dĩ nhiên, việc sử dụng thiết bị công nghệ sẽ giúp chúng ta làm việc, học tập hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp cho việc thuyết trình thêm sinh động, tương tác với giáo viên tốt hơn và truy cập tài liệu trực tuyến dễ dàng hơn, đặc biệt có thể lưu trữ một số lượng lớn tài liệu nhanh hơn khi việc ngồi viết rất nhiều.

Tại sao nên ghi chép bằng tay thay vì gõ bàn phím máy tính?

Sự thật là những người gõ lại bài giảng trên máy tính sẽ ghi chép được nhiều hơn so với những người dùng bút viết ra vở. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới được công bố bởi Pam Mueller và Daniel Oppenheimer của trường Đại học Princeton và Đại học California thì những sinh viên viết ra vở sẽ học tốt và nhớ bài học lâu hơn so với sinh viên viết bài trên máy tính. Dưới đây là lý do tại sao chúng ta nên ghi chép bằng tay thay vì gõ bàn phím máy tính:

Dành thời gian viết ra giấy giúp não hoạt động tốt hơn

Não bộ của chúng ta hình thành quá trình nhận thức khác nhau giữa hai hoạt động: đánh máy và viết. Khi tiến hành thử nghiệm trên một nhóm sinh viên, nghiên cứu đã chứng minh rằng người sử dụng máy tính thường sẽ gõ lại hầu hết những gì giáo viên nói, họ không xử lý thông tin và cũng không mất thời gian để suy ngẫm những gì đang viết. Về cơ bản, khi gõ máy tính đồng nghĩa với cách làm việc trong vô thức và thụ động.

Ngược lại, khi viết ra giấy, đương nhiên bạn không thể viết hết tất cả những gì thầy cô giảng trên lớp được. Vì vậy, bạn sẽ lắng nghe, tóm tắt và chỉ viết ra những điểm chính quan trọng mà thôi. Lúc này, bộ não của bạn làm việc một cách chủ động và do đó thông tin được xử lý theo cách này được ghi nhớ tốt hơn.

Viết dài không bằng viết đúng

Viết dài không bằng viết đúng

Có thể bạn sẽ phản đối quan điểm trên và cho rằng tất cả những gì chép được là đề cương ôn thi cho bài kiểm tra sắp tới! Nhưng đáng tiếc bạn đã sai. Dựa theo quan sát nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu trong vòng một tuần, Oppenheimer cho biết: "Khi yêu cầu nhớ lại thông tin những gì đã ghi, những sinh viên ghi chép bằng tay cung cấp tín hiệu bộ nhớ hiệu quả hơn so với những sinh viên gõ máy tính".

  • Hoàn cảnh: Khi nhớ lại quá trình viết bài, cảm xúc và các kết luận được viết lại theo cách của bạn
  • Nội dung: những sự kiện khi viết và cách tóm tắt bài là của riêng bạn.

Khi so sánh điểm kiểm tra, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những sinh viên ghi chép lại bằng tay thực hiện những câu hỏi thực tế tương tự đạt kết quả tốt hơn một chút so với những người đánh máy. Hơn nữa, những người sử dụng máy tính còn đạt kết quả rất thấp trong những câu hỏi về khái niệm.

Máy tính làm mất tập trung

Máy tính làm mất tập trung

Hiện nay, điều này đưa ra nghe có vẻ không đáng tin cậy nhưng một sự thật đáng kinh ngạc rằng trung bình mỗi sinh viên thường dành hơn phân nửa (40%) thời gian trên lớp "giết thời gian" vào những việc như lướt web, chat chit, lên mạng xã hội, chơi game, xem phim, mua sắm... Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên hơn, khi dựa theo nghiên cứu này cho thấy những sinh viên và học sinh luật cảm thấy không hài lòng với hệ thống giáo dục ở đại học nói chung và có nhiều thứ khác cám dỗ để chuyển sang nhiệm vụ không liên quan, gây ra những rủi ro cao hơn về sự không trung thực trong học tập. Thực sự, nếu ngành giáo dục không quản lý thiết bị công nghệ đúng cách sẽ trở thành cám dỗ nguy hiểm đối với giới trẻ.

Một số lời khuyên giúp ghi chép bằng tay hiệu quả hơn:

1. Viết tắt

Cách nhanh nhất giúp bạn viết được nhiều hơn chính là biến các con chữ thành những ký tự đặc biệt. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là Teeline – được sử dụng đào tạo các nhà báo ở Anh. Bỏ qua các chữ không cần thiết như nguyên âm hoặc âm câm, trừ khi nó đứng đầu và cuối từ, chỉ viết các chữ cái cần thiết bằng cách viết xoắn những nét đơn giản.

Phương pháp Teeline

Nếu cảm thấy khó khăn khi chuyển sang viết tắt hoàn toàn, hãy thử áp dụng hệ thống dịch thuật dành cho riêng bạn bằng các từ thông dụng bạn hay dùng nhất trong khi viết.

Và bạn cũng có thể tự tạo ra những ký tự riêng theo cách của mình như:

  • Không = 0
  • Với = vs
  • Hỏi = ?
  • Hoặc= /
  • Và = &

2. Sử dụng định dạng chuẩn

Sử dụng định dạng chuẩn

Nếu mới chuyển từ thói quen gõ bàn phím trên máy tính qua viết bằng tay, thử tưởng tượng cách bạn viết trên Microsoft Word, Notepad hoặc bất kỳ ứng dụng nào bạn đang sử dụng. Khi viết các tiêu đề lớn, sử dụng dấu chấm đầu câu để liệt kê hay bôi đen/ gạch chân các cụm từ quan trọng. Thêm nữa, hãy giữ lại các khoảng trắng giữa các ghi chú để có thể thêm thông tin và sửa chữa cho các bài kiểm tra (nếu cần).

3. Quả bóng giải toả căng thẳng

Quả bóng giải toả căng thẳng

Sau vài giờ ngồi viết liên tục, các khớp ngón tay, lòng bàn tay và cổ tay của bạn đã mỏi nhừ. Vì vậy, hãy giữ bên mình một quá bóng cao su để bóp nhẹ sau khoảng 30 phút hoặc hai quả bóng bằng đá/ inox để lăn tay, kéo căng cơ thể tránh chấn thương khuỷu tay và đau nhức các cơ.

4. Phương pháp ghi chú Cornell

Phương pháp Cornell

Phương pháp ghi chú Comell là một phương pháp đã có từ lâu nhưng vô cùng hiệu quả. Chia trang giấy của bạn thành hai cột. Cột bên phải lớn hơn viết ra tất cả các ý tưởng gồm các bảng, biểu đồ, thông tin...(tất cả những thứ bạn thường viết), có thể khá lộn xộn một chút nhưng không sao. Cột bên trái nhỏ hơn là nơi viết ra các ý chính và từ khoá – khái quát hóa những ý tưởng tương ứng ở cột bên phải.

Ngoài ra, bạn có thể để lại một khoảng trắng dưới mỗi trang, viết một bản tóm tắt ngắn gọn khoảng một vài câu. Hơn thế, khi học sinh làm bài thi hoặc viết ra giấy sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những chủ đề cần thiết.

Dành cho những người tay trái: Sử dụng bút dạ

Thật khó chịu với những vết mực nhoè trên bàn tay mỗi khi viết phải không? Hãy dùng một ngòi bút dạ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này đó.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 14/12/2016 16:36
31 👨 4.992
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học