Một nhóm vật thể trải dài kỳ lạ nghi là hóa thạch của một con sông vừa được phát hiện trên bề sao Hỏa khiến giới thiên văn học sửng sốt.
Theo đó, nhóm vật thể này được phát hiện ở một lòng địa chất cổ xưa trên sao Hỏa. Vết tích hóa thạch cho thấy đây có thể là một con sông, ước tính dài 17.000 km ở phía đồng bằng Bắc sao Hỏa có tên là khu vực Arabia Terra. Đây tiếp tục là bằng chứng khẳng định sao Hỏa từng có nước lỏng tồn tại trong quá khứ.
Hình ảnh cho thấy đây có thể là tàn tích của một con sông đã từng tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa - Nguồn ảnh: NASA/JPL/MSSS
Có thể con sông này đã hoạt động mạnh mẽ trong quá khứ ngay thời điểm cách khoảng 4 tỷ năm trước, lúc đó Hỏa tinh có khí hậu khá ẩm ướt chứ không hề lạnh và khô như hiện nay. Thông tin từ Cơ quan Khoa học Công nghệ Vũ trụ Anh cho hay.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy dấu vết chất lỏng trên sao Hỏa tại khu vực đồng bằng Arabia Terra. Vào năm 1970, các nhà khoa học thuộc tàu vũ trụ Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA cũng đã tìm thấy nhiều vết tích chạm khắc kỳ lạ, đặc thù có thể gây ra bởi tác động của nước mưa và nước chảy loang trên bề mặt sao Hỏa.
Bản đồ địa hình của Sao Hỏa. Arabia Terra là một khu vực cổ kết nối các vùng cao nguyên phía Nam và vùng thấp phía Bắc. Ảnh: NASA/JPL/MSSS
Trở lại với câu chuyện hóa thạch con sông vừa tìm thấy trên sao Hỏa. Hóa thạch này được làm bằng cát, sỏi, chúng bị cô đặc và bám đầy đất khoáng sau đó hóa thạch khi con sông khô dòng và trải qua suốt hàng tỉ năm.
Theo kích thước đo đạc ước tính thì con sông này có thể sâu 30 mét, rộng từ 1-2 km, nó là tàn tích thực sự của một con sông khổng lồ, hiện diện hoạt động khoảng từ 3,7 tỷ - 3,9 tỷ năm trước trên bề mặt Hỏa tinh. Nhà nghiên cứu Joel Davis nói trong một tuyên bố.
Hiện nhóm vật thể nghi là hóa thạch con sông cổ đại trên sao Hỏa này đang gây xôn xao giới thiên văn học quốc tế.