Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ bị phá hủy bởi tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk khi ngừng hoạt động vào năm 2030.
Trạm ISS sẽ tụt dần khỏi quỹ đạo trong 12 - 18 tháng sau khi trôi dần khỏi quỹ đạo thông thường, 400 km phía trên Trái Đất. Sau đó, phương tiện hồi quyển của SpaceX sẽ đẩy tổ hợp này vào khí quyển Trái Đất để nó bốc cháy và rơi xuống nấm mồ nước ở Nam Thái Bình Dương.
NASA sẽ chi 843 triệu USD để SpaceX phát triển tàu (không bao gồm chi phí phóng) thiết kế có thể kéo những module của Mỹ trên trạm ISS.
Tàu hạ quỹ đạo này được phát triển dựa trên thiết kế tàu vũ trụ Dragon của công ty. Tàu này chở hàng lên ISS từ năm 2012 và đưa phi hành đoàn lên trạm từ năm 2020. Phần thân của tàu sẽ được nâng cấp và được trang bị thêm bình nhiên liệu đẩy cùng với động cơ, hệ thống điện tử hàng không, bộ phận sản xuất điện… để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
Nga sẽ ở lại trạm ISS ít nhất tới năm 2028, trong khi phần lớn các nước đồng vận hành khác cam kết hoạt động đến năm 2030. Nhà chức trách NASA nhấn mạnh thời gian trạm ISS ngừng hoạt động phụ thuộc vào trạm vũ trụ thương mại thay thế sẽ sẵn sàng khi nào.
Hiện nay, một loạt công ty đang xây dựng trạm thương mại như Axiom Space lên kế hoạch đưa module lên trạm ISS trước khi tách ra và bay tự do, tạo thành trạm Axiom.
SpaceX của tỷ phú Musk nhận công việc phá hủy ISS
Ngày 26/6/2024, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố một tàu vũ trụ thuộc tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ phá hủy Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) khi ngừng hoạt động vào năm 2030.
Kể từ năm 2000, các phi hành gia đã sinh sống và tiến hành thí nghiệm khoa học trên ISS. ISS có kích thước bằng một sân bóng đá, có sáu chỗ ngủ, hai phòng tắm, phòng tập thể dục và cửa sổ quan sát 360 độ.
Nhưng ISS đang “già đi” và có những rò rỉ cực nhỏ trên trạm. Mỗi năm, NASA phải dành 4 tỷ USD để vận hành ISS. Vì vậy, cơ quan này hướng tới các trạm vũ trụ do tư nhân xây dựng là phương án thay thế ISS với chi phí thấp hơn.
Thời gian hoạt động của ISS có thể được kéo dài sau năm 2030, nhưng điều này chưa được quyết định và cần có thỏa thuận với các cơ quan đối tác quốc tế.