Việc chọn hiến tặng cơ thể cho khoa học có thể đảm bảo một người vẫn có thể cống hiến cho xã hội ngay cả khi đã chết. Xác của những người hiến tặng sẽ được bảo quản để dùng trong các nghiên cứu giải phẫu hoặc để đào tạo bác sĩ trong trường y.
- Tại sao chúng ta không thể hồi sinh sau khi chết?
- Hãi hùng quá trình tự ướp xác trên người sống của các nhà sư Nhật Bản
- Xác chết đột ngột nóng lên, hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải khiến các nhà khoa học đau đầu
Sau khi ướp xác, thi thể có thể tồn tại khoảng 6 năm. (Ảnh: News.com.au.)
Một người hiến tặng các cơ quan nội tạng (gồm quả thận, trái tim, tuyến tụy, phổi, ruột, giác mạc, da,...) và mô của mình có thể cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của 50 người khác.
Ngày nay, mặc dù có nhiều phương pháp giảng dạy mới bằng mô hình và mô phỏng 3D, nhưng các sinh viên y khoa vẫn phải thực hành trên xác người thật. Tất cả các bác sĩ phẫu thuật từ chuyên gia thẩm mỹ tới chuyên gia tim mạch đều phải học và thực hành những kỹ thuật giải phẫu trên xác tử thi.
Khi người hiến tặng qua đời, cơ thể của họ sẽ được kiểm tra, đánh giá xem có sử dụng được cho mục đích khoa học hay không. Những người hiến tặng tiềm năng ít nhất phải 18 tuổi trở nên, có cơ thể và trí não còn tốt. Thi thể được chuyển tới kỹ thuật viên nhà xác trong vòng 24-48 giờ sau khi chết.
Thi thể của những người suy dinh dưỡng, béo phì, vàng da, mất trí nhớ, ung thư ruột, ung thư dạ dày và vừa trải qua hóa trị liệu thường không được sử dụng cho mục đích khoa học.
Một bàn tay người hiến xác được bảo quản trong hóa chất từ những năm 1980. (Ảnh: Vice.)
Với những thi thể tiềm năng, đầu tiên, kỹ thuật viên lấy mẫu máu bằng kim lớn từ tâm thất trái để kiểm tra bệnh lý của người chết. Sau đó, thi thể được tắm sạch sẽ, cạo sạch tóc và lông trước khi mang đi ướp xác.
Phải mất 6-9 tháng để hoàn thành các phản ứng hóa học của việc ướp xác và khoảng 1-3 tháng để mổ xẻ thi thể. Sau khi ướp xác, thi thể có thể tồn tại ít nhất 6 năm.
Sau nghiên cứu, thi thể sẽ được mang đi hỏa táng. (Ảnh: News.com.au.)
Sau khi các nghiên cứu hoàn thành, thi thể được mang đi hỏa táng theo yêu cầu của Đạo luật Cấy ghép và Giải phẫu của Australia năm 1978. Nếu thi thể bị chôn trong đất, chất dùng để ướp xác có thể thấm vào trong đất và gây ô nhiễm môi trường.
(Video: Farnaz Khatibi Jafari.)