PSR J1748−2446ad, hành tinh quay nhanh nhất trong vũ trụ, quay 1 vòng chỉ mất 0,0014 giây

PSR J1748−2446ad một sao neutron quay tốc độ cao, chính là thiên thể quay nhanh nhất trong vũ trụ được biết đến cho tới nay.

Ngôi sao này có tốc độ quay theo đường thẳng tại xích đạo đạt 70.000 km mỗi giây, bằng khoảng 24% tốc độ ánh sáng. Nó có thể quay 716 lần trong một giây và chỉ cần 0,0014 giây để thực hiện một vòng quay, nhanh hơn Trái đất rất nhiều.

PSR J1748−2446ad

PSR J1748−2446ad được phát hiện bởi Jason W. T. Hessels của Đại học McGill vào ngày 10 tháng 11 năm 2004 và đến ngày 8 tháng 1 năm 2005 nó chính thức được xác nhận.

PSR J1748−2446ad thường xuyên phát ra tín hiệu vô tuyến và trước đây bị hiểu lầm là tín hiệu ngoài hành tinh. Nó được hình thành do sự sụp đổ của vật chất trong lõi của một ngôi sao lớn sau một vụ nổ siêu tân tinh.

PSR J1748–2446ad có mật độ vật chất lớn hơn 50 nghìn tỷ lần so với chì đạt 100 triệu tấn trên một cm khối, nên có bề mặt cứng hơn cả kim cương. Từ trường của ngôi sao này mãnh liệt hơn gấp nghìn tỷ lần so với Mặt trời của chúng ta. Chính lực từ trường mạnh mẽ này giúp các vật thể có tốc độ quay lớn như vậy không bị tan rã.

PSR J1748−2446ad có đường kính chỉ khoảng 30km nhưng lại có có khối lượng gấp đôi Mặt Trời của chúng ta.

PSR J1748−2446ad cách trái đất khoảng 18.000 năm ánh sáng, nằm trong một cụm hình cầu trong số các ngôi sao được gọi là Terzan 5.

Theo quan sát của các nhà khoa học, PSR J1748−2446ad nằm trong một hệ sao đôi. Ngôi sao đồng hành của nó có thể có khối lượng nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời nhưng lại có kích thước gấp 5, 6 lần Mặt trời. Có vẻ như PSR J1748−2446ad đang nuốt dần nuốt chửng ngôi sao này và khi đó nó có thể tiếp tục tiến hóa thành một lỗ đen.

Thứ Ba, 13/09/2022 10:54
33 👨 4.613
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ