Phát hiện hơi nước trong khu vực hình thành hành tinh của một ngôi sao

Một trong những câu hỏi mở lớn về Trái đất và cách sự sống hình thành là nguồn gốc của nước trên hành tinh. Bạn có thể cho rằng nước đã tồn tại ngay từ thuở hồng hoang của Trái đất, và là một trong những thành phần kiến tạo nên hành tinh xanh của chúng ta. Nhận định này không hoàn toàn đúng.

Có một quan điểm khác đang ngày càng nhận được nhiều sự đồng thuận trong giới khoa học, đó là việc nước trên Trái đất có thể bắt nguồn từ nơi khác và được mang đến hành tinh bởi các sao chổi. Nước bắt nguồn từ nhiều phản ứng hóa học phức tạp và nó cũng là thành phần chủ yếu của sao chổi (tiểu hành tinh) - các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hoặc ngoài hệ mặt trời.

Gần đây, các nhà thiên văn học quốc tế đã bất ngờ phát hiện ra sự tồn tại của hơi nước trong khu vực hình thành hành tinh của một ngôi sao, gợi ý rằng các hành tinh tương sinh ra tại đây có thể tiếp cận với nước ngay từ đầu.

Nghiên cứu này sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb để quan sát ngôi sao PDS 70, có nhiệt độ bề mặt mát và trẻ hơn nhiều so với mặt trời của chúng ta. PDS 70 có hai hành tinh khí khổng lồ quay quanh, nhưng bản thân ngôi sao này vẫn đang trong quá trình hình thành các hành tinh, với hai đĩa bụi và khí tiền hành tinh xoáy xung quanh nó. Đặc biệt, đĩa bụi phía bên trong, nằm ở khu vực có thể so sánh được với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, là nơi hơi phát hiện thấy hơi nước.

Hình ảnh mô phỏng ngôi sao PDS 70 và đĩa tiền hành tinh bên trong của nó. Các phép đo mới của Kính viễn vọng Không gian James Webb đã phát hiện ra hơi nước ở khoảng cách dưới 100 triệu dặm tính từ ngôi sao - khu vực mà các hành tinh đất đá có thể đang hình thành. Đây là phát hiện đầu tiên về nước trong khu vực đĩa bụi chứa hai hoặc nhiều tiền hành tinh.
Hình ảnh mô phỏng ngôi sao PDS 70 và đĩa tiền hành tinh bên trong của nó. Các phép đo mới của Kính viễn vọng Không gian James Webb đã phát hiện ra hơi nước ở khoảng cách dưới 100 triệu dặm tính từ ngôi sao - khu vực mà các hành tinh đất đá có thể đang hình thành. Đây là phát hiện đầu tiên về nước trong khu vực đĩa bụi chứa hai hoặc nhiều tiền hành tinh.

Đây là một nghiên cứu thú vị, giúp khám phá khu vực nơi các hành tinh đá tương tự như Trái đất thường hình thành, cũng như mối liên hệ và sự tồn tại của nước ở đây”, tiến sĩ Thomas Henning, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học hiện đặc biệt quan tâm đến việc nguồn nước này bắt nguồn từ đâu, và làm thế nào nó có thể tồn tại trong môi trường hỗn loạn gần ngôi sao. Ngôi sao trẻ phát ra tia cực tím thường phá hủy các phân tử nước. Trong trường hợp này, hơi nước nằm trong bụi và các vật chất khác có thể đã bảo vệ các phân tử nước và hoạt động như một tấm chắn.

Điều đó có nghĩa là những hành tinh hình thành bên trong đĩa này sẽ có nước ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu cũng nhìn thấy những khối vật chất như silicat ở vòng trong, vì vậy một ngày nào đó, không loại trừ có thể có các hành tinh giống như Trái đất được hình thành ở đây.

Thứ Hai, 07/08/2023 11:30
31 👨 184
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ