Những hố đen siêu siêu khối lượng lớn như thế nào?

Những hố đen lớn nhất trong vũ trụ đã phát triển tới khối lượng gấp hàng chục tỷ lần Mặt Trời. Lực hấp dẫn của chúng là đã tạo ra đĩa bồi tụ sáng hơn hàng nghìn thiên hà, chúng xứng đáng có tên gọi là hố đen siêu siêu khối lượng.

Sagittarius A*, một hố đen nằm trong dải Ngân hà. Đây là một hố siêu khối lượng nặng gấp khoảng 4 triệu lần Mặt trời nhưng có kích thước chỉ lớn gấp 17 lần Mặt trời, nhỏ hơn hầu hết các ngôi sao khổng lồ.

Sagittarius A* đang “bình tĩnh” hấp thụ vật chất và thực hiện đúng nhiệm vụ của nó.

Dù các hố đen siêu có khối lượng rất lớn và nằm ở trung tâm của các thiên hà nhưng thường chỉ chiếm 0,001% khối lượng của thiên hà.

Hàng tỷ ngôi sao trong các thiên hà không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của hố đen mà chúng được giữ lại với nhau nhờ hiệu ứng hấp dẫn của vật chất tối. Những hố đen siêu khối lượng vẫn đang ngấu nghiến những đám mây có khối lượng lớn trong thiên hà.

Hố đen ở trung tâm thiên hà BL Lacertae. Thiên thể khổng lồ này đang nuốt chửng một lượng lớn vật chất, tạo ra các tia plasma được gia tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Nếu trái đất quay quanh thiên thể khổng lồ này, nó trông có thể lớn gấp 115 lần Mặt trời trên bầu trời và đĩa bồi tụ cực nóng của nó sẽ thiêu cháy con người trên Trái đất trong vài giây.

Có một hố đen siêu khối lượng nặng gấp 2,5 tỷ lần Mặt trời và rộng 14,7 tỷ km nằm trong thiên hà Cygnus A. Nếu siêu hố đen này thay thế Mặt trời, nó sẽ nuốt chửng tất cả các hành tinh và kéo dài tới rìa hệ Mặt trời của chúng ta.

Một hố đen siêu khối lượng khác nằm trong thiên hà Messier 87 có khối lượng gấp 6,7 tỷ lần Mặt trời, lớn tới mức nó bao phủ toàn bộ hệ Mặt trời. Các nhà khoa học đã chụp được một bức ảnh thực tế hay đúng hơn là khí phát sáng quanh rìa của hố đen siêu khối lượng này.

Hố đen cực lớn ở trung tâm thiên hà OJ 287, có khối lượng gấp 18 tỷ lần Mặt trời. Nó có thể chứa 3 hệ Mặt trời đặt cạnh nhau bên trong nó.

Ton 618, được mệnh danh là “vua của các vị vua” có khối lượng lớn gấp 66 tỷ lần Mặt trời, có thể chứa 11 hệ Mặt trời đặt cạnh nhau bên trong.

Thứ Hai, 26/09/2022 08:20
2,85 👨 4.824
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ