Phát hiện kỳ lạ: Ngôi sao nổi tiếng được quan sát rất nhiều từ trước đến nay hóa ra lại là một cặp sao song sinh

Có một số vùng và vật thể ngoài vũ trụ trở thành mục tiêu quan sát ưa thích của các nhà thiên văn học - thường là vì chúng ở gần (do đó dễ quan sát hơn), và vì chúng là những ví dụ điển hình về một vật thể như vườn ươm sao hoặc lỗ đen.

Nhưng đôi khi, ngay cả những vật thể nổi tiếng, được quan sát và nghiên cứu rất từ rất lâu trong này cũng ẩn chứa nhiều điều bất ngờ. Gần đây, các quan sát từ Kính viễn vọng Không gian hiện đại nhất thế giới James Webb cho thấy một ngôi sao có tên gọi WL 20S, năm trong vùng WL20 được quan sát thường xuyên, hóa ra không phải là một ngôi sao đơn lẻ, mà thực sự là một cặp sao song sinh.

Hệ sao WL20 đã được các nhà thiên văn học biết đến và nghiên cứu từ lâu. Nhưng điều gây chú ý là một trong ngôi sao trong hệ có vẻ trẻ hơn nhiều so với những ngôi sao còn lại. Thông qua việc sử dụng kết hợp hệ thống MIRI và ALMA của James Webb, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra rằng đây thực tế là ngôi sao song sinh ở ngay cạnh nhau. Mỗi ngôi sao này được bao quanh bởi một đĩa vật chất, và mỗi đĩa lại phát ra các luồng tia song song với nhau.

Ảnh mô phỏng cho thấy hai ngôi sao trẻ sắp kết thúc quá trình hình thành. Bao quanh các ngôi sao là các đĩa khí và bụi còn sót lại mà từ đó các hành tinh có thể hình thành. Những luồng khí bắn ra từ cực bắc và cực nam của các ngôi sao.
Ảnh mô phỏng cho thấy hai ngôi sao trẻ sắp kết thúc quá trình hình thành. Bao quanh các ngôi sao là các đĩa khí và bụi còn sót lại mà từ đó các hành tinh có thể hình thành. Những luồng khí bắn ra từ cực bắc và cực nam của các ngôi sao.

Cụ thể, các quan sát được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống MIRI của Webb và một cụm kính thiên văn mặt đất có tên gọi ALMA (Atacama Large Millimeter/submillimeter Array). Trong đó, James Webb có nhiệm vụ quan sát các tia vật chất thoát ra từ ngôi sao, trong khi ALMA nhắm tới các đĩa vật chất xung quanh chúng.

Trước đây, nếu các nhà khoa học không nhìn thấy đây là hai ngôi sao thì kết quả quan sát có thể trông giống như một chiếc đĩa đơn có một khoảng trống ở giữa. Tuy nhiên, dữ liệu mới về hai ngôi sao rõ ràng đang ở thời điểm quan trọng trong vòng đời của mình, khi năng lượng cho quá trình hình thành nên chúng đang dần cạn kiệt”.

Các đĩa vật chất xung quanh mỗi ngôi sao có khả năng hình thành các hành tinh, trong khi dòng tia bao gồm những dòng hạt tích điện được phóng ra từ các cực của mỗi ngôi sao. Vì các tia có thể nhìn thấy được ở bước sóng hồng ngoại mà Webb vận hành và các đĩa có thể nhìn thấy ở bước sóng vô tuyến của ALMA, nên cần có hai thiết bị làm việc cùng nhau để thực hiện khám phá này.

Thứ Sáu, 21/06/2024 10:20
31 👨 193
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ