Khi phóng điện trong khí quyển, tia sét có nhiệt độ có thể đạt tới 28.000 độ C lớn hơn rất nhiều lần nhiệt độ nóng chảy của viên đạn với cấu tạo gồm một lõi chì được bọc một lớp đồng ở bên ngoài (nhiệt độ nóng chảy của đồng là khoảng 1085 °C và của chì là 327,46 °C). Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu sét đánh trúng một viên đạn đang bay?
- Tại sao bao cát chặn được viên đạn đang bay?
- Kinh ngạc màn chém đứt đôi viên đạn đang bay 200 dặm/h của bậc thầy kiếm thuật Nhật Bản
- Tròn mắt xem viên đạn vỡ nát khi bắn vào giọt thủy tinh "nước mắt Hà Lan"
Cấu tạo của đầu đạn gồm một lõi chì được bọc một lớp đồng ở bên ngoài.
Trung bình, một tia sét có đường kính lõi khoảng 2,5cm, còn một đầu đạn được bắn ra từ khẩu súng AK-47 có chiều dài 26mm và có vận tốc đạt tới khoảng 700m/s.
Theo tính toán của các nhà khoa học, tia sét có cường độ dòng điện khoảng 20000 ampere. Nhưng đồng, lớp bao bọc bên ngoài của viên đạn là một chất dẫn điện tuyệt vời nên nó dễ dàng cho dòng điện của tia sét đi qua.
Theo kết quả của cuộc thử nghiệm đã được tiến hành cho thấy, nếu đầu đạn nằm yên tại chỗ thì tia sét với nhiệt độ cao khủng khiếp có thể đạt tới 28.000 °C hoàn toàn khiến nó tan chảy.
Đầu đạn đi qua kênh ion hóa của một tia sét.
Còn nếu viên đạn đang di chuyển với tốc độ 700m/s, thì nó chỉ mất khoảng 0,04ms để đi xuyên qua tia sét. Khoảng thời gian này quá ngắn, tia sét chưa kịp làm đầu đạn nóng lên thêm vài độ thì nó đã đi xa mất rồi. Điều đặc biệt là khi viên đạn bay qua vị trí trung tâm của tia sét thì nó trở nên rất sáng, và duy trì cho tới khi đầu đạn đi xuyên qua phía bên kia.
Trong quá trình viên đạn bay xuyên qua tia sét, một số loại lực điện từ được sinh ra do từ trường xung quanh tia sét và dòng điện chạy bên trong đầu đạn. Nhưng các lực này quá yếu, không thể gây ảnh hưởng gì đến vận tốc và quỹ đạo của viên đạn.
Tóm lại, nếu tia sét đánh trúng viên đạn đang bay thì đầu đạn cũng như đường đi của tia sét đều không bị ảnh hưởng gì cả.